Có chất độc gì gây chết người trong cây lá ngón?

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 51

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,207
7,483
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Cây lá ngón còn gọi là cây rút ruột, bà con vùng núi phía Bắc truyền tai nhau câu nói cảnh báo “cây này chỉ cần ăn 3 lá đứt ruột mà chết”.

Về chuyên môn lá ngón trước đây được phân loại trong họ Mã tiền, nhưng từ năm 1994 đến nay được các nhà khoa học phân loại họ mới là họ Hoàng đằng (cây dây leo có bông màu vàng) và trong cành và lá của nó không có nhiều nhựa như cây mã tiền.

Trong cây lá ngón có các ancaloit gây độc. Chất độc chứa trong toàn bộ cây lá ngón, trật tự độc lực giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và cuối cùng là thân cây. Lá cây là phần chính chứa nhiều chất độc đứng hàng thứ hai, thường được nạn nhân ăn trực tiếp. Các nhà khoa học đã tìm ra 17 loại ancaloit gây độc trong cây lá ngón, điển hình như gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, gelsemicine, sempervirine, koumicine, koumine, kouminicine và kounidine…. trong đó chất gelsenicin là chất độc mạnh nhất.

Khi ăn lá ngón, các chất độc xâm nhập vào miệng, nó kích thích niêm mạc miệng gây loét miệng, khiến cho nạn nhân cảm thấy đau rát miệng, khô họng, khát nước, nuốt đau. Khi lá ngón xuống đến dạ dày ruột, nó tiếp tục kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây đau quặn bụng, nôn ói nhiều. Khi các chất độc được hấp thu vào máu, nó nhanh chóng gắn kết với các thụ thể thần kinh ở não. Tại thụ thể của glycin ở sau xynap, chất gelsenicin gắn vào glycin gây ra sự ức chế dẫn truyền thần kinh ở thân não và tủy sống. Do vậy khi bị ức chế cạnh tranh bởi gelsenicin sẽ dẫn đến hiện tượng kích thích dẫn truyền thần kinh vận động không chủ ý tại thân não và tủy sống dẫn đến cơn co giật không kiểm soát, cơ trơn đường tiêu hóa cũng bị co thắt gây buồn nôn, tiêu chảy; ở liều cao hơn, có thể xảy ra suy giảm thị lực hoặc mù, tê liệt, suy hô hấp và tử vong.

Các triệu chứng của ngộ độc lá ngón có thể được tóm tắt như sau:

1. Thứ nhất, thời gian xuất hiện các triệu chứng ngộ độc ngắn nhất sau khi ăn, được ghi nhận là 5 phút, và lâu nhất là 2 giờ.

2. Thứ hai, biểu hiện ban đầu của ngộ độc lá ngón là bất thường về đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày ruột, sau đó là bất thường về thần kinh và suy hô hấp. Tuy nhiên có thể thay đổi tùy theo liều lượng ăn vào. Nếu ăn nhiều, các bất thường về thần kinh và suy hô hấp sẽ nổi bật hơn và xuất hiện sớm hơn, thậm chí che đậy các biểu hiện ở ường tiêu hóa.

3. Thứ ba, trong số các biểu hiện lâm sàng đa dạng của ngộ độc lá ngón, suy hô hấp là biểu hiện nổi bật nhất và là nguyên nhân tử vong chính. Bệnh nhân có thể chết trong vòng 30 phút đến 2,5 giờ do suy hô hấp. Các nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng nhiều alkaloid có tác dụng ức chế hô hấp, chẳng hạn như gelsemicine, sempervirine, koumicine, koumine, kouminicine và kounidine.

4. Thứ tư, ngộ độc lá ngón cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tim, thận và/hoặc gan, nhưng chúng không phổ biến. Tỷ lệ của rối loạn nhịp tim là ít hơn 10%. Tổn thương thận biểu hiện là thiểu niệu, vô niệu và tăng dần nitơ urê máu và creatinin vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của nhiễm độc. Chức năng gan cũng có thể bị ảnh hưởng, có khoảng 14% bệnh nhân, vàng da và/hoặc tăng alanine transaminase và/hoặc aspartate transaminase có thể xảy ra vài ngày sau khi nhiễm độc.

Khi bị ngộ độc lá ngón bà con mình phải nhanh chóng sơ cứu tại hiện trường của nạn nhân. Nếu nạn nhân vừa mới ăn lá ngón nên tiến hành gây nôn bằng cách kích thích hầu họng, nhưng thận trọng vì có thể làm nạn nhân hít sặc vào phổi. Nếu nạn nhân ngưng thở, ngưng tim phải ấn tim và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Trên đường cấp cứu phải liên tục ấn tim.

Đề phòng ngộ độc lá ngón cần tuyên truyền cho bà con vùng có cây lá ngón hiểu biết để tránh ăn phải.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên