Hỏi Bài tập 22.15, 22.17 (sách bìa tím)

12/3/20
324
1,070
Bến Tre
VNĐ
45,000
Nguyễn Thị Phương Dung
22.15 Nhúng thanh kẽm vào dd chứa 8,32g [imath]CdSO_4[/imath]. Sau khi kẽm đẩy hoàn toàn cađimi ra khỏi muối, khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với bạn đầu. Khối lượng thanh kẽm ban đầu là bao nhiêu?
22.17 Có 2 lá kẽm khối lượng như nhau. Một lá được ngâm trong dd [imath]Cu(NO_3)_2[/imath], một lá được ngâm trong trong dd[imath]Pb(NO_3)_2[/imath]. Sau cùng 1 thời gian phản ứng khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05g
a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b) Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng hay giảm bao nhiêu gam? Biết rằng trong cả 2 phản ứng trên khối lượng kẽm bị hòa tan như nhau
 
Chỉnh sửa lần cuối:
22,17:
a)
PTHH:
[imath]Zn + Cu(NO_3)_2 \to Zn(NO_3)_2 + Cu[/imath]
[imath]Zn + Pb(NO_3)_2 \to Zn(NO_3)_2 + Pb[/imath]
b)
-Lá kẽm thứ nhất:
[imath]Zn + Cu(NO_3)_2 \to Zn(NO_3)_2 + Cu[/imath]
Ta có: Cứ 1 mol [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng thì khối lượng lá kẽm giảm 1(g)
=> Cứ x mol [imath]Cu(NO_3)_2[/imath] phản ứng thì khối lượng lá kẽm giảm 0,05 (g)
[imath]x= \frac{0,05}{1}=0,05 (mol)[/imath]
Khối lượng lá kẽm [imath]m_{Zn}=0,05 * 65 = 3,25 (g)[/imath]
-Lá kẽm thứ hai:
[imath]Zn + Pb(NO_3)_2 \to Zn(NO_3)_2 + Pb[/imath]
Ta có: 2 phản ứng trên khối lượng kẽm bị hòa tan như nhau => Số mol bằng nhau
Ta có: Cứ 1 mol [imath]Pb(NO_3)_2[/imath] phản ứng thì khối lượng lá kẽm tăng 142(g)
=> Cứ 0,05 mol [imath]Pb(NO_3)_2[/imath] phản ứng thì khối lượng lá kẽm tăng y (g)
[imath]y= \frac{142 * 0,05}{1}=7,1 (g) [/imath]
 
Bài 22.17 Thư làm đúng.
Bài 22.15:
[imath]M_{Cd} = 112 (g/mol)[/imath].
=> [imath]n_{CdSO_4}= \frac{8,32}{208}= 0,04 (mol)[/imath]
Sau phản ứng, kẽm đẩy hoàn toàn cađimi ra khỏi muối => [imath]CdSO_4[/imath] phản ứng hết.
[imath]Zn + CdSO_4 \to ZnSO_4 + Cd[/imath]
0,04 <--- 0,04 --------------> 0,04 (mol)
Khối lượng thanh kẽm tăng:
[imath]m_{Zn (tăng)} = m_{Cd} - m_{Zn(p/ứ)} = 112*0,04 - 65*0,04 = 1,88(g)[/imath]
Gọi x là khối lượng kẽm ban đầu.
Theo đề bài, ta có:
[imath]\frac{1,88}{x}[/imath] *100% = 2,35%
=> x = 80 (g)
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên