Môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông không chỉ là tiếng Anh

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 50

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,213
7,504
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Trong chương trình đào tạo phổ thông, đối với môn Ngoại ngữ, ngoài tiếng Anh còn có tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức, Nga...
Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt sách giáo khoa lớp 3 môn tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp. Tháng 12 năm nay, bộ phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, 4 và sẽ phê duyệt sách giáo khoa các môn còn lại trong thời gian tới.

Việc đưa thêm nhiều ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết, phù hợp với con người hiện đại. Học sinh tiếp cận với các ngoại ngữ từ khi còn nhỏ, học cho đến hết phổ thông, vào đại học, nếu học nghiên túc sẽ thủ đắc ít nhất một ngoại ngữ mà mình yêu thích, lựa chọn.

Ai cũng biết tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng không có nghĩa là duy nhất. Thế hệ trẻ sẽ hội nhập thế giới, Việt Nam quan hệ với nhiều quốc gia cho nên cần phải học nhiều thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh để giao lưu, làm việc, tiếp cận với con người và đất nước mà chúng ta có quan hệ.

Nhật Bản, Hàn Quốc là hai nước nằm trong "top" các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, sinh viên ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học chính là nguồn nhân lực phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp của hai quốc gia này. Thời gian qua, sinh viên tốt nghiệp các ngành châu Á học, giỏi tiếng Nhật, Trung, Hàn, rất có ưu thế trong tìm việc làm.

Các nước có nền văn hóa, văn minh như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc tất nhiên ngôn ngữ cũng có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác. Cho nên, các nước đều có chương trình dạy các ngôn ngữ thuộc loại "mạnh" trong trường học. Học sinh nào yêu thích ngoại ngữ nào thì lựa chọn.

Nhìn lại lịch sử đất nước, thế hệ đi trước có nhiều người giỏi tiếng Pháp, chúng ta mới đọc được các tác phẩm văn chương nổi tiếng của Victor Hugo, thi phẩm của các nhà thơ Lamartine, Baudelaire... Có nhiều người giỏi tiếng Nga, chúng ta mới tiếp cận được nền văn học Nga đồ sộ với các tên tuổi L. Tolstoi, Boris Pasternak, Paustovsky, Puskin... Có nhiều người giỏi tiếng Trung, chúng ta mới đọc được những tác phẩm kinh điển về triết học Phương Đông, thơ Đường, tác phẩm các nhà văn Lỗ Tấn, Kim Dung, Mạc Ngôn... Có những người giỏi tiếng Đức, chúng ta mới tiếp thu được nền triết học phương Tây với các tên tuổi Kant, Hegel, Karl Marx...

Ngôn ngữ là tài sản của nhân loại, học nhiều hiểu rộng là sở hữu được nhiều tài sản.

Hiện nay, có nhiều nước gửi sinh viên đến Việt Nam học tiếng Việt, học ngành Việt Nam học. Việt Nam cũng vậy, phải tạo mọi điều kiện cho học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ học được nhiều ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước có ảnh hưởng lớn về kinh tế, văn hóa.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên