Loay hoay dạy học môn tích hợp, càng gỡ càng rối

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 125

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,213
7,504
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Chuyên gia giáo dục, giáo viên lo ngại về chất lượng dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
So với chương trình hiện hành, điểm mới nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc THCS là xuất hiện môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lí.

Ở năm đầu triển khai, đa số các trường đều bố trí 3 giáo viên đơn môn cùng dạy môn Khoa học tự nhiên, 2 giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lý. Phương án này đảm được mạch kiến thức nhưng thời khóa biểu phải liên tục thay đổi, gây rối cho giáo viên.

Những năm học tiếp theo, vì không đủ số lượng giáo viên, nên ở lớp 6, 1 thầy cô sẽ được đảm đương cả 3 phân môn. Số giáo viên còn lại, ưu tiên để đảm bảo đủ từ 2-3 thầy cô cùng dạy môn tích hợp ở khối 7, khối 8.

Việc bố trí 1 thầy cô cùng đảm đương 3 phân môn thuận lợi cho nhà trường trong việc quản lí, sắp xếp thời khoá biểu... Nhưng bất cập ở chỗ, giáo viên vốn được đào tạo đơn môn, chưa đủ tự tin, thiếu kiến thức để lên lớp. Nhiều giáo viên thừa nhận, họ vẫn đang loay hoay từng ngày, tình cách cố gắng dạy học môn tích hợp.

TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục - cho rằng, việc triển khai dạy học môn tích hợp hiện nay còn gặp nhiều bất cập, khó khăn và rất khó để một giáo viên đảm nhận toàn bộ nội dung, chương trình của các phân môn.

"Có quá nhiều các nội dung được ghép rất sâu, nhuần nhuyễn. Điều này đòi hỏi người dạy phải có lượng kiến thức tổng hợp chắc chắn. Giáo viên Việt Nam được đào tạo theo từng môn nên họ cũng không hiểu hết được và sẽ gặp khó khăn trong quá trình truyền đạt cho học sinh" - TS Vũ Thu Hương nói.

Chuyên gia này đánh giá, ở chương trình cũ, các môn Sinh - Sử - Lý - Hóa đi theo lộ trình rất hợp lý, từ cơ bản đến phức tạp nên học sinh rất dễ dàng tiếp thu.

Còn ở chương trình mới, do yêu cầu tích hợp, có những phần khó được lồng ghép ở lớp dưới gây khó khăn cho học sinh. Ngay từ đầu năm học, các em đã vấp phải nội dung khó nên dễ gây chán nản, ghét bỏ môn học.

"Đơn cử ở môn Khoa học tự nhiên 6 hiện nay, các em học sinh chưa từng học về Sinh - Lý - Hóa ở lớp dưới, nên chắc chắn sẽ không thể hiểu hết được những nội dung, kiến thức trên lớp" - bà Hương lấy ví dụ và cho rằng, việc nhiều thầy cô tham gia dạy 1 môn như các trường đang thực hiện có thể sẽ rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc". Chất lượng giảng dạy sẽ rất khó được kiểm soát.

Chưa kể, do tâm lý môn chính môn phụ, các trường, các gia đình dễ coi các môn đó là không quan trọng. Do vậy, thời gian và công sức dành cho các môn tích hợp là rất ít.

"Bài học đã khó, học sinh lại không dành thời lượng cho môn học này. Tôi thực sự thấy lo ngại cho chất lượng dạy và học môn học này" - TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.

Tại buổi gặp gỡ các nhà giáo hồi tháng 8 vừa qua, những khó khăn trong dạy học môn tích hợp được các nhà giáo, địa phương đưa ra thảo luận. Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đang tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia và sớm đưa ra điều chỉnh việc dạy học môn tích hợp trong thời gian tới.

"Điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng, xáo trộn đến việc triển khai chương trình phổ thông mới" - Bộ trưởng cho biết.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên