- Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh sẽ dự thi 4 môn và không được đăng ký quá 2 môn lựa chọn.

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 59

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,213
7,522
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Đó là thông tin do GS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nêu tại cuộc họp báo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chiều nay tại Bộ GD&ĐT.

GS Hà nói, nguyên tắc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện tại không cho phép thí sinh thi hơn 2 môn lựa chọn. Phương án thi từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn đã tạo ra 36 tổ hợp môn. Nếu thí sinh muốn đăng ký nhiều hơn 2 môn lựa chọn, tỉ lệ này cũng không cao trong khi điều này sẽ gây tốn kém, lãng phí không cần thiết.


Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh sẽ dự thi 4 môn gồm: Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh sẽ dự thi 4 môn gồm: Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.© Tiền Phong
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh sẽ dự thi 4 môn gồm: Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.
Về xét tuyển ĐH, GS Hà cũng nhìn nhận, mỗi thí sinh cùng lúc sử dụng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào cùng một ngành có thể sẽ gây mất công bằng. "Do đó, trước mắt, thí sinh chỉ được thi 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Đây cũng là phương án có lợi cho số đông, tiết kiệm thời gian, công sức, giảm chi phí và áp lực", GS Hà nói.

Quý IV/2023 công bố đề minh hoạ

Liên quan đến đề thi, GS Hà chia sẻ thông tin, song song với việc xây dựng phương án thi mới, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu cấu trúc, định dạng ngân hàng đề thi. Phương án thi mới áp dụng từ năm 2025, năm đầu tiên đối với lứa học sinh đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 trong 3 năm ở bậc THPT nên vừa phải đáp ứng mục tiêu đánh giá năng lực, phẩm chất và có tính kế thừa ưu điểm của kỳ thi trước.

Ngoài ra, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ cân đối giữa các môn, tránh được độ lệch điểm lớn giữa một số môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Trong quý IV, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề minh hoạ để học sinh, giáo viên, các nhà trường có định hướng dạy học. Thông thường, đề minh hoạ sẽ được công bố vào thời điểm học sinh học lớp 12 nhưng phương án thi mới có thể công bố sớm, lấy nội dung, kiến thức lớp 10, 11 giúp giáo viên, học sinh hình dung được cấu trúc, hàm lượng kiến thức.

Từng bước thí điểm thi trên máy tính

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Bộ GD&ĐT vừa công bố, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi vẫn nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Về lộ trình, phương án thi được thực hiện từ năm 2025.

Trong đó, giai đoạn 2025 – 2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên