Thống kê

Mới nhất Chủ đề mới Tài nguyên mới Trả lời nhiều Tương tác nhiều Xem nhiều

Sinh học Việt Nam

Hóa 8- Pha chế Dung dịch gửi các em lớp 8 học sau khi nghỉ tránh dịch covid-19

Bài tập Phần dung dịch
Câu 1. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ( khoảng 200C ), 10 g nước có thể hòa tan tối đa 20 g đường , 3,6 g muối ăn

Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 g nước

Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 g đường vào 10 g nước, 3,5 g muối ăn vào 10 g nước ( nhiệt độ phòng thí nghiệm )

Câu 2. Tính khối lượng muối natriclorua NaCl có thể tan trong 750 g nước ở 250C. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2 g

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm có sẵn một dung dịch NaCl. Bằng phương pháp thực nghiệm , em hãy xác dịnh dung dịch NaCl này là bão hòa hay chưa bão hòa . Trình bày cách làm

Câu 4. Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ % và nồng độ mol của một mẫu dung dịch CuSO4 có sẵn trong phòng thí nghiệm

Câu 5. Hòa tan 2,3 g Na vào 27 ml nước. Hỏi phải dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 20% ( D = 1,14 g/ml) để trung hòa hoàn toàn 7,3 g dung dịch nhận được

Câu 6. Hòa tan 2,3 g kim loại Na vào 47,8 g nước. Tính C% của dung dịch thu được .
 
Câu 1: Theo đề bài, ta có:
Ở nhiệt độ 200 C:
10 gam nước hòa tan tối đa 20 gam đường để tạo thành dd bão hòa
=> Khối lượng đường hòa tan vào 10 gam nước để tạo thành dd chưa bão hòa phải < 20 g như: 15g, 8g, 2g, 19g,...
10 gam nước hòa tan tối đa 3,6 gam muối để tạo thành dd bão hòa
=> Khối lượng muối hòa tan vào 10 gam nước để tạo thành dd chưa bão hòa phải < 3,6 g như: 3g; 1,7g; 2,6g;....
Nhận xét:
Nếu người ta khuấy 25 g đường vào 10 g nước thì sẽ còn một lượng đường không tan lắng ở đáy do ở 200 C 10 gam nước hòa tan tối đa 20 gam đường
Nếu người ta khuấy 3,5 g muối vào 10 g nước thì muối sẽ tan hết do ở 200 C 10 gam nước hòa tan tối đa 3,6 gam muối
Câu 2:
Ở nhiệt độ 250 C:
100 gam nước hòa tan tối đa 36,2 gam NaCl để tạo thành dd bão hòa
750 gam nước hòa tan m gam NaCl để tạo thành dd dịch bão hòa.
=> m= \frac{750*36,2}{100}= 271,5 (g)
=> khối lượng NaCl tan trong 750g nước để tạo thành dd bão hòa là 271,5g
Vậy khối lượng đường có thể hòa tan vào 750g nước là bé hơn hoặc bằng 271,5 g ( do đề bài không nói rõ tính khối lượng muối trong dd bão hòa hay dd chưa bão hòa)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu 4
n_{Na} = \frac{2,3}{23} = 0,1 mol
Ta có : 27 ml = 27 g
2Na + 2H_2O \rightarrow 2NaOH + H_2
0,1 mol----------->0,1 mol---->0,05 mol
m_{dung dịch NaOH} = 2,3 + 27 - 0,05*2 = 29,2 (g)
Trong 29,2 gam dung dịch NaOH có 0,1 mol NaOH
=> Trong 7,3 gam dung dịch NaOH\frac{7,3*0,1}{29,2} = 0,025 mol NaOH
2NaOH + H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4 + 2H_2O
0,025 mol->0,0125 mol
Nồng độ phần trăm của dung dịch H_2SO_4 : C% = 20%
=> m_{dung dịch H_2SO_4} = \frac{0,0125*98}{20} *100 = 6,125 (g)
D = \frac{m}{V}
=> V = \frac{m}{D}
=> V = \frac{6,125}{1,14} = 5,3728 (ml)
Câu 5
n_{Na} = \frac{2,3}{23} = 0,1 mol
2Na + 2H_2O \rightarrow 2NaOH + H_2
0,1 mol----------->0,1 mol---->0,05 mol
m_{dung dịch NaOH} = 2,3 + 47,8 - 0,05*2 = 50 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được
C% = \frac{0,1*40}{50}*100% = 8%
 
Câu 3:
Cho thêm NaCl vào dung dịch , khuấy lên nếu lượng NaCl vừa cho vào bị hòa tan thì dung dịch ban đầu chưa bão hòa .Nếu lượng vừa thêm vào không bị hòa tan thì dung dịch ban đầu bão hòa.
Câu 4:
-Cho dung dịch CuSO_4 vào cốc chia độ để xác định thể tích dung dịch (V_{dd}) (ml)sau đó đổi ra lít(l)
-Dùng cân đo khối lượng dung dịch để xác định khối lượng dung dịch (m_{dd})
-Cô cạn dung dịch lấy chất rắn thu đươc đem cân ta được khối lượng CuSO_4 (m_{ct})
-Từ khối lượng CuSO_4 tính được số mol CuSO_4 trong dung dịch (n_{ct})
-Dựa vào công thúc C_M=\frac{n_{ct}}{V_{dd}} để tính nông độ mol
-Dựa vào công thức C%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100 để tính nồng độ phần trăm
 

Hệ sinh thái

Vi tính Gia Nghi Diễn đàn sinh học Hóa học và KHTN My Family Blog's Thiep Ảnh lưu niệm

Phần mềm thông dụng

Blog's Thiep

Back
Bên trên