Hai trẻ nghi ngộ độc botulinum

hscabiet

Thành viên tiêu biểu
Platinum Member
Thành viên
12/12/19
104
90
VNĐ
1,100,000
HS Cá Biệt
Hai em bé cùng ăn tiệc tất niên tại một gia đình, sau đó nôn, đau đầu, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 nghi ngờ ngộ độc botulinum.

Trong đó, một bé 6 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, trên đường về quê cùng gia đình ngày 3/2 thì nôn ói nhiều phải nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Sau hai ngày nằm viện, bé vẫn nôn ói nhiều kèm co giật, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 tối 6/2 với chẩn đoán theo dõi viêm não cấp.


Bé còn lại 7 tuổi nhập bệnh viện tại Bình Dương ngày 5/2 sau hai ngày nôn ói nhiều và cử động hàm khó, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 7/2, chẩn đoán theo dõi xuất huyết não.

Tiền sử hai trẻ cùng ăn tiệc tất niên tại nhà một gia đình ở TP Thủ Đức, kết hợp khám lâm sàng, chụp CT sọ não, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm, bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc botulinum toxin, cho sử dụng thuốc giải độc tố.

Hiện, tình trạng cả hai bé đã cải thiện. Trong đó, một bé đã cai máy thở và theo dõi tại Khoa Tiêu hóa. Một bé tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức, dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.

Bệnh viện lấy mẫu phân bệnh nhân, gửi Viện Y tế công cộng TP HCM xét nghiệm, đang chờ kết quả.

Ngày 20/2, đại diện Sở Y tế TP HCM đánh giá cao những nỗ lực của ê kíp bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời cho hai bệnh nhi nghi ngộ độc botulinum. Đến nay, Sở chưa ghi nhận thêm trường hợp có triệu chứng tương tự.


Botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh, sinh ra bởi vi khuẩn yếm khí - loại vi khuẩn ưa môi trường kín như thức ăn đóng hộp, hoặc môi trường thực phẩm không đủ tiêu chuẩn kiềm chế vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng nhiễm độc là đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Cuối cùng, bệnh nhân khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp. Các dấu hiệu này xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng botulinum ăn phải.

Những năm qua, cả nước ghi nhận nhiều vụ ngộ độc botulinum, trong đó một số trường hợp tử vong. Theo các chuyên gia, khi được giải độc sớm trong 48 đến 72 tiếng, bệnh nhân có thể thoát tình trạng liệt, không phải thở máy. Hoặc, bệnh nhân bắt đầu thở máy 1-2 ngày (sau khi ngộ độc) mà được dùng thuốc thì trung bình 5-7 ngày có thể hồi phục và cai máy thở. Thuốc này có giá cao, được xếp vào danh mục rất hiếm, phần lớn do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ Việt Nam.


Đọc bài gốc tại đây.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên