10 Chuyện vui hóa học

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 2K

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,206
7,480
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
10 Chuyện vui hóa học



  1. Giá 1 cơ thể con người theo nhà hóa học
Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:
- - 1g hemoglobin: 3 đô la.
- - 1g insulin: 45 đô la.
- - 1g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.
- - 1g prolactin: 1700000 đô la.
Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên... nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.



  1. KỈ NIỆM người tìm ra NGUYÊN TỐ FLO
Năm 1986, tại Paris, các nhà hóa học của nhiều nước đã họp nhau lại để kỉ niệm 100 năm ngày Henri Moissan (1852 – 1907), nhà hóa học Pháp khám phá ra khí flo tự do. Tại buổi lễ đã có nhiều người phát biểu, nhiều báo cáo khoa học được trình bày và thậm chí đã phát hành loại tem kỉ niệm.
Nhà họa sĩ phác thảo mẫu tem đã quyết định trình bày trên con tem phát minh của Moissan. Thế nhưng trên con tem, họa sĩ đã trình bày không phải là phương trình phản ứng phân hủy điện hóa flohidric tinh khiết để tạo khí flo tự do do Moissan tìm ra mà là phương trình của phản ứng ngược lại với nó. Hóa ra là người ta đã kỉ niệm nhà hóa học xuất chúng người Pháp đã phát minh ra sự tương tác giữa flo và hidro.
M.Gutlitski, báo cáo viên người Mỹ, đã gây ra một chuyện tức cười khác. Ông đã chứng minh rằng khí flo được tìm thấy không phải vào năm 1886 mà là vào năm 1881. Người phát minh ra nó không phải là Moissan mà là Bohuslay Brauner, nhà hóa học Tiệp Khắc. Brauner đã xác định được rằng khi đốt nóng CeF4 (do ông tìm ra dưới dạng đihiđrat) sẽ tạo ra hơi nước, HF và một chất khí khác có mùi hăng...
Theo M.Gutlitski, cùng với một số thí nghiệm khác. Brauner đã chứng minh được rằng hỗn hợp khí đó có bao hàm khí flo tự do, sau khi công bố các kết quả thí nghiệm của mình trên các tạp chí hóa học có uy tín nhất. Quả thật, Brauner cũng có dè dặt khi tuyên bố rằng mình đã phát minh nguyên tố thứ 9. Báo cáo viên đã đưa ra một câu hỏi: Phải chăng đó là cơ sở để phủ nhận quyền ưu tiên của Brauner.



  1. Đồng tác giả phát minh ra Iode

Năm 1811, nhà hóa học Pháp Bernard Courtois đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Trên bàn của ông có hai bình hóa chất: Một đựng dung dịch chiết từ rong biển, chiếc kia đựng axit sunfuric. Bỗng nhiên, con mèo yêu dấu của ông đang ngồi trên vai nhảy vụt xuống làm đổ cả hai lọ hóa chất. Hai dung dịch pha trộn vào nhau. Và một làn khói tím xanh bốc lên (đó là iot thăng hoa).
Từ hiện tượng đó, Bernard tìm thấy một nguyên tố mới, đó là iot. Ngày nay, ai cũng biết tới chất hóa học này, song ít người biết rằng con mèo nghịch ngợm đó đã trở thành đồng tác giả của nhà hóa học phát minh ra iot.







  1. Lấy sắt trong máu chứng minh tình yêu


Hồi đầu thế kỷ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemolobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta?
Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng... sắt nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình! Cứ định kỳ lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.
Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi... nó chưa được làm xong thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới... 3g!
Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn rất nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật là cảm động.



Người “Phát minh” ra Faraday!”

Ghé thăm một người bạn, cũng là Viện sĩ Hoàng gia Anh là Papy, Humphry Davy kể: “Đây là lá thư của một chàng thanh niên thường đến dự các bài giảng của tôi. Anh ta đến xin một chân gì đó trong Viện. Chả hiểu nên xếp cho anh ta việc gì?”
Papy ngạc nhiên: “Việc gì à? Cứ để anh ta rửa chai lọ. Nếu anh ta đồng ý thì ít ra cũng có chút lợi ích cho công việc. Còn nếu không, anh ta chẳng đáng giá một xu!
Chàng thanh niên đồng ý và làm việc cần cù không kêu ca một lời. Anh ta chính là... Michael Faraday – một nhà bác học lớn đến nỗi sau đố chính Davy đã bảo rằng:

: “Trong số phát minh của tôi thì phát minh lớn nhất của tôi là “phát minh” ra Faraday!”



CHẤT KHÍ CHỮA BỆNH DUY NHẤT

Vào cuối thế kỷ XVIII, khi hàng loạt các chất khí chưa từng biết được tìm ra dồn dập, xã hội Anh đã rất quan tâm tới vấn đề này, đến mức ở Bristol, người ta đã thành lập cả một viện nghiên cứu gọi là “Viện các khí” với mục đích dùng chất khí để chữa bệnh. Nhà hóa học Humphry Davy được cử làm thanh tra của Viện. Trong buổi họp long trọng để nghe các báo cáo kết quả nghiên cứu, Davy đã đọc bài diễn văn kết thúc cực ngắn:
- - “Thưa các quý vị, trong tất cả các khí, thực ra chỉ có một chất khí chữa được bệnh mà chúng ta đã biết từ lâu – từ thuở khai sinh lập địa – đó là không khí sạch!”


KHÍ CƯỜI
Nhà hóa học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lý rất độc đáo – thậm chí... kỳ cục. Một số người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội mà thành viên tham gia gồm toàn các bậc quý tộc Anh cả.
Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. Ông mở nắp bình và... một cảnh tượng vô cùng lạ đã xảy ra...Các quý bà cười như nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm... đến khổ.
Một số quý tộc lại nhảy đại lên bàn ghế, làm vỡ mấy chiếc bình pha lê tuyệt đẹp của chủ nhà. Một số vị khác lại thè mãi lưỡi ra và không ít vị xông vào nhau ẩu đả...
Và ông Davy, đứng trước cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là N2O: đinitơ oxit và khí này còn được gọi là khí cười



HÓA HỌC KHÁC TOÁN HỌC CHỖ NÀO?

Một hôm, nhà toán học Đức Karl Gauss tranh luận với nhà hóa học Ý Avogadro. Ông Gauss tỏ ra khinh thường hóa học và cho rằng chỉ có toán học mới có các định luật, còn hóa học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi.
Avogadro dẫn Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: Cho một thề tích O2 tác dụng với hai thể tích H2 để tạo thành hai thể tích H2O ở dạng hơi:
2H2 (k) + O2 (k) --> 2H2O (h)
Lúc đó nhà hóa học mới mỉm cười bảo nhà toán học rằng:
- - Ngài thấy chưa! Nếu hóa học đã muốn thì toán học phải chào thua. Hai cộng một, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai đấy thôi.


PHÁT MINH TỪ TRONG ĐỐNG SẮT GỈ
Thời kỳ chiến tranh lần thứ nhất, nhà khoa học Anh là Brearley được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề các nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Brearley cố nghĩ cách chế ra hợp kim không dễ mài mòn để chế tạo súng. Năm 1913, ông đã thử pha crom vào thép, song chưa vừa ý vì lí do nào đó, bèn quẳng mẫu thử lẫn vào đống sắt gỉ ngoài phòng thí nghiệm
Rất lâu sau, tình cờ Brearley nhận thấy mẫu thử ấy vẫn sáng long lanh trong khi đống thép gỉ hết cả. Ông đem mẫu này nghiên cứu tỉ mỉ, thấy thứ thép pha crom này chẳng hề sợ môi trường, khí hậu hay thời tiết nào, ngay cả khi ngâm vào axit và kiềm!
Năm 1913, Brearley đã được nhận bằng phát minh độc quyền của nước Anh. Ông đã tổ chức sản xuất thép không gỉ ở quy mô lớn và thực sự trở thành “người cha của thép không gỉ”.
Câu chuyện này hẳn đặt ra một điều suy nghĩ: Gặp những điều kì dị nào đó thì cũng chẳng nên lơ đãng bỏ qua mà nên tự hỏi “vì sao thế” để rồi tìm ra căn nguyên của nó.
Đã biết bao nhiêu phát minh của thế giới đã hình thành như thế đó!



ĐỜI LÀ MỘT CHUỖI “NẾU NHƯ”

Alexander Fleming, trong dịp nhận giải Nobel về phát minh penixilin năm 1945, được các nhà báo hỏi về thành công này, ông trả lời một cách nghiêm túc: “Cuộc đời tôi là một chuỗi “nếu như”. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi phải sống ở London. Tôi sẽ trượt ở kỳ thi vào trường đại học Y St. Mary Hospital nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong các Olimpic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm thầy thuốc nông thôn nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng – nơi tôi tìm ra penixilin.
Phát minh này tôi dự kiến triển khai trong thực tế phải 15 – 20 năm sau, nếu như Đại chiến thế giới không xảy ra, thương vong không nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được sử dụng thì penixilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được nhận giải Nobel”.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên