Giới thiệu Sinh lý bệnh của Sốt

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 174

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,208
7,486
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao xảy ra khi bộ điều nhiệt của cơ thể (nằm ở vùng dưới đồi) đặt lại ở nhiệt độ cao hơn, chủ yếu để phản ứng với tình trạng nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể tăng không phải do đặt lại nhiệt độ được gọi là tăng thân nhiệt.

Nhiệt độ cơ thể bình thường thay đổi theo
  • Vị trí đo
  • Thời gian trong ngày

Các vị trí phổ biến nhất để đo nhiệt độ là khoang miệng và trực tràng. Các vị trí khác bao gồm màng nhĩ, da trán, và ít tốt hơn là da ở nách. Nhiệt độ màng trực tràng và màng nhĩ cao hơn nhiệt độ miệng khoảng 0,6 ° C, trong khi nhiệt độ da thấp hơn khoảng 0,6°C. Nhiệt độ ở miệng và trực tràng hiện nay thường được đo bằng nhiệt kế điện tử; nhiệt kế thủy ngân cũ mất nhiều thời gian hơn để cân bằng và khó đọc hơn. Nhiệt độ ở trán và màng nhĩ thường được đo bằng thiết bị quét tia hồng ngoại.

Trong khoảng thời gian 24 giờ, nhiệt độ thay đổi từ mức thấp nhất vào đầu buổi sáng đến cao nhất vào cuối buổi chiều. Độ lệch tối đa khoảng 0,6°C.

Nhiệt độ miệng được định nghĩa là tăng cao khi:
  • ≥ 37,2°C vào sáng sớm HOẶC
  • ≥ 37,8°C bất kỳ lúc nào sau sáng sớm HOẶC
  • Cao hơn giá trị hàng ngày bình thường đã biết của một người

Các ngưỡng này được điều chỉnh như trên khi nhiệt độ được đo từ các vị trí khác.

Nhiều bệnh nhân dùng từ "sốt" rất mơ hồ, thường có nghĩa là họ cảm thấy quá ấm, quá lạnh, hoặc đổ mồ hôi, nhưng họ đã không thực sự đo nhiệt độ của họ.

Triệu chứng thường chủ yếu là do bệnh gây ra tình trạng sốt, mặc dù chính sốt có thể gây ớn lạnh, đổ mồ hôi, và khó chịu và làm cho bệnh nhân cảm thấy đỏ mặt và nóng.

Sinh lý bệnh của Sốt​

Nhiệt độ cơ thể được xác định bằng sự cân bằng giữa sản xuất nhiệt bởi các mô, đặc biệt là gan và cơ, và mất nhiệt ra ngoại vi. Thông thường, trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi duy trì nhiệt độ bên trong từ 37° đến 38°C. Sốt xuất hiện khi có hiện tượng tăng điểm đặt nhiệt, gây ra sự co thắt mạch máu và giảm máu ra ngoại vi để giảm sự mất nhiệt; đôi khi xuất hiện run rẩy để làm tăng sản xuất nhiệt. Các quá trình này tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu đạt tới điểm đặt nhiệt của vùng dưới đồi. Đặt lại điểm đặt nhiệt xuống thấp hơn (ví dụ với thuốc hạ sốt) bắt đầu làm mất nhiệt qua mồ hôi và giãn mạch.
Khả năng phát sinh sốt bị giảm ở một số người (ví dụ: những người rất già, rất trẻ, hoặc những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu).
Pyrogens là những chất gây sốt. Chất gây sốt ngoại sinh thường là vi khuẩn hoặc sản phẩm của chúng. Hay gặp nhất là lipopolysaccharides của vi khuẩn gram âm (thường được gọi là nội độc tố) và độc tố Staphylococcus aureus gây ra hội chứng sốc do độc tố. Sốt do chất gây sốt ngoại sinh gây ra sự giải phóng các chất gây sốt nội sinh, như interleukin-1 (IL-1), yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha) và IL-6 và các cytokine khác, sau đó kích hoạt thụ thể cytokine, hoặc các chất gây sốt ngoại sinh trực tiếp kích hoạt các thụ thể giống Toll.
Sự tổng hợp Prostaglandin E2 dường như đóng một vai trò quan trọng.

Hậu quả của sốt​

Mặc dù nhiều bệnh nhân lo lắng rằng chính cơn sốt có thể gây ra nguy hại, sự gia tăng nhiệt độ trung tâm thoáng qua vừa phải (tức là 38 đến 40°C) gây ra bởi hầu hết các bệnh nhiễm trùng cấp tính được thích nghi tốt bởi người lớn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, sự tăng nhiệt độ quá cao (thường là > 41°C) có thể gây hại. Tình trạng tăng như vậy là điển hình của tăng thân nhiệt môi trường nghiêm trọng nhưng đôi khi là kết quả từ việc tiếp xúc với các loại thuốc bất hợp pháp (như cocaine, phencyclidine), thuốc gây mê, thuốc chống loạn thần (xem Hội chứng an thần kinh ác tính). Ở nhiệt độ này, sự biến dạng protein xảy ra, và các cytokine viêm kích hoạt dòng thác viêm được giải phóng. Kết quả là, rối loạn chức năng tế bào xảy ra, dẫn đến sự cố và cuối cùng là sự suy yếu của hầu hết các cơ quan; dòng thác đông máu cũng được kích hoạt, dẫn đến đông máu rải rác nội mạch (DIC).
Vì sốt có thể làm tăng chuyển hóa cơ sở khoảng 10 đến 12% đối với mỗi 1°C tăng trên 37°C, sốt có thể gây gánh nặng cho người có suy tim hoặc bệnh phổi trước đây. Sốt cũng có thể làm xấu đi tình trạng tâm thần ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Sốt ở trẻ em khỏe mạnh có thể gây ra co giật do sốt cao.

Căn nguyên của Sốt​

Nhiều bệnh rối loạn có thể gây sốt. Chúng được phân loại rộng rãi như sau:
  • Nhiễm trùng (phổ biến nhất)
  • Bệnh lý khối u
  • Hội chứng viêm (bao gồm thấp khớp, không thấp khớp và liên quan đến thuốc)
Nguyên nhân cấp tính (tức là, thời gian ≤ 4 ngày) sốt ở người lớn thường liên quan tới nhiễm trùng. Khi bệnh nhân có sốt vì nguyên nhân không do nhiễm trùng, sốt hầu như luôn là mãn tính hoặc tái phát. Sốt cấp tính ở bệnh nhân có hội chứng viêm hoặc khối u thường liên quan tới nhiễm trùng. Ở người khỏe mạnh, một cơn sốt cấp tính thường không là triệu chứng khởi đầu của một bệnh mạn tính.

Nguyên nhân nhiễm trùng​

Thực sự tất cả các bệnh nhiễm trùng đều có sốt. Nhưng nói chung, những nguyên nhân có thể xảy ra nhất là
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng da
Hầu hết nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và nhiễm trùng đường tiêu hoá là do virus.
Nhóm bệnh nhân đặc biệt và các yếu tố ngoại lai cũng ảnh hưởng tới căn nguyên gây bệnh.
Các yếu tố bệnh nhân bao gồm tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, nghề nghiệp, và các yếu tố nguy cơ (ví dụ như nhập viện, các thủ thuật xâm lấn gần đây, đặt đường truyền tĩnh mạch hoặc ống thông tiểu, sử dụng thông khí cơ học).
Yếu tố bên ngoài như phơi nhiễm với các bệnh cụ thể-ví dụ như thông qua các cá thể nhiễm bệnh, các ổ dịch địa phương, vector truyền bệnh (ví dụ như muỗi, ve), đường vào (ví dụ như thực phẩm, nước) hoặc vị trí địa lý (ví dụ như ở trong hoặc gần đây đến một vùng bệnh lưu hành).
Một số nguyên nhân dường như chiếm ưu thế dựa trên các yếu tố này (Nên tìm hiểu thêm: Một số nguyên nhân gây sốt cấp tính ).
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên