Những cái nhất trong thế giới hoá học

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 657

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,213
7,523
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Khí nhẹ nhất: Là khí Hyđro, khối lượng riêng của nó chỉ bằng 1/14,5 của không khí. Năm 1783 lợi dụng tính chất này của Hyđro người ta đã thả vào không trung quả khí cầu bơm đầy khí Hyđro và có mang theo các dụng cụ đo lường. Ngày nay người ta vẫn dùng những khí cầu có chứa Hyđro và Heli để nghiên cứu khoa học và vận tải.

Khí nặng nhất: ở dạng đơn chất là khí Rađon, khối lượng riêng của nó gấp 111 lần khí Hyđro.

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: là Vonfram. Khi đốt nóng đến 3140 độ thì nó mới nóng chảy. Vào năm 1910 con người lợi dụng tính chất quý báu này để làm sợi tóc cho bóng đèn. Nó còn được dùng để chế thành hợp kim thép Vonfram, dùng làm dao để cắt với tốc độ cao.

Kim loại cứng nhất: làm Crôm có độ cứng đạt 9. Crôm còn chịu được ăn mòn và mãi mãi giữ được vẻ sáng bạc.

Tuy nhiên vua về độ cứng là Kim cương. Kim cương là Cacbon thuần khiết, độ cứng của nó là 10. Con người dùng nó làm mũi khoan cho những giếng khoan dầu, mài vật liệu và dao để cắt thuỷ tinh.

Kim loại vốn có tính dát mỏng rất tốt, mà quán quân về khả năng dát mỏng chính là Vàng. Người ta đã dùng 28g Vàng mà kéo thành sợi Vàng dài 65000 mét. Người ta cũng có thể dát mỏng để có lá Vàng dày 0,116 - 0,127 mm, tức là dày bằng 1/600 độ dày của một trang giấy quyển sách.

Khí khó hoá lỏng nhất: là khí Heli. Mãi tới năm 1908 một nhà vật lý Hà Lan mới biến nó thành dạng lỏng ở nhiệt độ -268 độ. Hiện cũng chưa có phương tiện để nghiên cứu vật chất tiếp cận với độ không tuyệt đối nên Heli đã trở thành thần tượng của những nhà vật lí nhiệt độ thấp.

Trong vỏ trái đất, nguyên tố có nhiều nhất là Oxi. Kim loại có nhiều nhất là Nhôm. Theo những kết quả nghiên cứu mới đây thì nguyên tố có nhiều nhất trong vũ trụ là Hyđro.

Kim loại nhẹ nhất: là Liti. Mỗi cm3 kim loại này chỉ nặng 0,534g, nghĩa là nó nhẹ hơn nước.

Kim loại nặng nhất: là Osmi. Khối lượng riêng của nó là 22,48 g/cm3, nghĩa là nó nặng hơn gấp 42 lần so với Liti.

Kim loại mẫn cảm nhất với ánh sáng: là Cexi. Con người lợi dụng đặc tính này để làm các tế bào quang điện, thước ngắm quang học của súng bắn ban đêm, máy tiếp nhận vô tuyến truyền hình…

Kim loại chống gỉ tốt nhất: là Tali và Niobi. Nước vua (gồm 3 thể tích HCl đặc và 1 thể tích HNO3 đặc; còn gọi là nước cường toan) có thể hoà toan Platin và Vàng nhưng với Tali và Niobi thì chịu bó tay, chẳng làm gì nổi. Chính bởi bản lĩnh tuyệt diệu của hai kim loại này mà công nghiệp dùng chúng để làm các máy móc chịu axit.

Nguyên tố đắt nhất: không phải là Vàng hay Platin mà là Califoni thu được vào năm 1950 bằng phương pháp nhân tạo. Nguyên tố này được sắp xếp vào ô thứ 98 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nó có thể liên tục trong một năm phát sáng ra lượng lớn nơtron, giết chết các tế bào ác tính ở người và động vật. Người ta dùng Califoni trong phân tích hoạt hoá nơtron. Cho tới hiện nay toàn thế giới vẻn vẹn thu được 2 gam Califoni.

Trên thị trường quốc tế, mỗi gam Califoni có giá trị 10 triệu đô la Mỹ.

Còn những nguyên tố có những đặc tính tuyệt vời khác, chẳng hạn như nguyên tố Gecmani là vật liệu bán dẫn tốt, nhưng khi có chứa tạp chất thì lại mất dần tính bán dẫn. Chỉ khi người ta làm tinh khiết tới 99,9999% trở lên thì mới phát hiện ra đặc tính quý báu thực sự của nó.

Bên cạnh đó bạn có biết nhà khoa học nào tìm ra nhiều nguyên tố hoá học nhất hay không?

Đó là nhà khoa học Mỹ: Gelem Theodore Seaborg (sinh năm 1912, tại Ishpeming, Mỹ) ông đã góp công khám phá ra 10 nguyên tố hoá học:

  1. Plutonium (Pu) năm 1940.
  2. Nobelium (No) 1957.
  3. Curium (Cm) 1944
  4. Americium (Am) 1945
  5. Berkelium (Bk) 1949.
  6. Californium (Cf) 1955.
  7. Einsteinium (Es) 1962.
  8. Fermium (Fm) 1962.
  9. Medelevium (Md) 1965.
  10. Nguyên tố thứ 10 là nguyên tố mang tên ông: đó là nguyên tố thứ 106 Seaborgium.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên