Giới thiệu Công thức PV=nRT là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,219
7,550
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Công thức PV=nRT là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Trong đó: n: Số mol khí (mol)

P: Áp suất (atm)

R: Hằng số R=0,082

V: Thể tích (lít)

T: Nhiệt độ tính theo đơn vị Kenvin (K) theo công thức : [imath]K= ^0C+273,15[/imath] hoặc nếu đề bài có cho [imath]K= ^0C+273[/imath] Ta tính theo số liệu đề bài

Sử dụng công thức này để tính các đại lượng P, V, n, T của chất khí khi không ở điều kiện tiêu chuẩn.

Trong hóa học, công thức này thường được dùng để tính số mol khí lí tưởng.

[imath]n=\frac{P.V}{R.T}[/imath]

Đổi đơn vị áp suất phổ biến
  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 100 Kpa
  • 1 bar = 1.02 kg/cm²
  • 1 bar = 10197.16 kg/m²
  • 1 bar = 100000 Pa
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 14.5 psi
  • 1 bar = 10.19 mH2O
  • 1 bar = 750 mmHg
  • 1 bar = 401.5 inH2O
  • 1 bar = 750 Torr
Đổi đơn vị nhiệt độ
Giá trị 0 trên thang độ C (0 ° C) nay được xác định là tương đương với 273,15 K, với độ chệnh lệch nhiệt độ của 1 ° C tương đương với độ chệnh lệch của 1 K, có nghĩa là kích thước đơn vị trong từng thang là như nhau. Điều này có nghĩa là 100 ° C, trước đây được xác định là điểm sôi của nước, nay được xác định là tương đương với 373,15 K.

Thang đo độ C là một hệ chia khoảng, không phải là hệ tỷ lệ, có nghĩa là thang đo độ C theo một thang tương đối chứ không phải tuyệt đối. Có thể thấy được điều nà
[imath]K = 273,15 + ^0C[/imath] Chính Xác
Cũng có 1 số bài toán làm tròn
[imath]K = 273 + ^0C[/imath]

Lưu ý:
1. Chương trình GDPT 2006 (cũ)
Điều kiện tiêu chuẩn: [imath]0 ^0C[/imath], 1 atm (1 mol khí chiếm 22,4 lít)
Điều kiện PTN: [imath]K = 20 ^0C[/imath]. 1atm (1 mol khí chiếm 24 lít)
2. Chương trình GDPT 2018 (mới. Năm 2023-2024 áp dụng đến lớp 8 và 11. Năm sau là toàn cấp)
Điều kiện tiêu chuẩn: [imath]25 ^0C[/imath], 1 bar (1 mol khí chiếm 24,79 lít)
==> trường hợp đề bài không cho điều kiện tiêu chuẩn mà cho đủ số liệu có thể sử dụng công thức đầu bài này để tính.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đơn vị khối lượng nguyên tử hay dalton (ký hiệu SI: u, amu hoặc Da, ký hiệu cũ của Việt Nam: đvC), là một đơn vị đo khối lượng trong hóa học và vật lý, sử dụng đo khối lượng của các nguyên tử và phân tử. Nó được quy ước bằng một phần mười hai khối lượng của nguyên tử carbon đồng vị 12.
1u = 1 Da = 1 amu = 1 đvC
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên