- Thành tích thi chuyển cấp không tốt khiến em phải vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) học, trong khi anh họ đậu vào trường công tốp trên khiến em luôn bị so sánh và đối xử phân biệt. Việc so sánh làm em rất áp lực và suy nghĩ rất nhiều…
Với chủ đề "Overthinking của GenZ: “Làm sao để vượt qua?”, chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến trường học” do báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Mở TPHCM và Ngân hàng Nam Á tổ chức. Chương trình diễn ra tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5) ngày 15/5.
"Hội chứng Overthinking" (tạm dịch: Suy nghĩ quá nhiều), hay hành động overthink, được hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, hiện đang diễn ra rất phổ biến trong giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Người mắc hội chứng này liên tục đánh giá và cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những suy nghĩ mình có. Tâm trí xoay quanh những vấn đề lặp đi lặp lại nhiều đến mức chúng gây cản trở đến cuộc sống.
Nhiều học sinh tại Trung tâm đã bày tỏ sự lo lắng, căng thẳng về áp lực thành tích học tập. "Thành tích thi chuyển cấp không tốt khiến em phải vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) học, trong khi anh họ đậu vào trường công tốp trên khiến em luôn bị so sánh và đối xử phân biệt. Việc so sánh làm em rất áp lực và suy nghĩ rất nhiều…", một em học sinh lớp 10 chia sẻ.
Ngoài áp lực ra, nhiều học sinh còn bày tỏ hoang mang vì không biết nên tiếp tục học đại học hay đi làm.
“Hiện tại em không biết có nên tiếp tục học đại học hay học xong 12 là đi làm. Nếu học đại học thì em sẽ được trau dồi thêm kinh nghiệm, bằng cấp tốt hơn nhưng lo sợ học phí cao, ba mẹ em sẽ không đủ kinh tế để chi trả. Còn nếu chọn đi làm thì sẽ trải đời sớm và có tiền ngay. Em biết cách nào cũng có nhiều thử thách và gian nan thậm chí phải đánh đổi bằng nhiều lần thất bại mồ hôi nước mắt nên em có hơi phân vân và chưa biết định hướng như nào?”, một học sinh chia sẻ.
Thạc sĩ Lý Quốc Huy - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, việc chọn ngành, chọn nghề và chọn trường phù hợp với bản thân chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Hiện nay, sau bậc phổ thông, học sinh có nhiều lựa chọn như học đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc đi làm ngay.
Theo ông Huy, học sinh Trung tâm GDTX Chu Văn An lợi thế hơn với những trường khác bởi khi ra trường, các em có cùng lúc hai bằng là bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề. Nếu đi làm ngay, các em sẽ có thu nhập nhưng nếu các em tiếp tục học tiếp bậc cao hơn thì cũng rất thuận tiện bởi các em có thể trực tiếp học đại học hoặc liên học thông đại học.
Tuy nhiên, ông Huy khuyên, với những học sinh nếu có ý định học đại học, không nên quá lo lắng về học phí bởi hiện nay các trường đều có chính sách học bổng hoặc vay vốn rất ưu đãi. Bên cạnh đó, các em có thể vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải cho việc học, lẫn trau dồi kinh nghiệm.
“Ai cũng có những khó khăn riêng của bản thân, quan trọng các em có đủ bản lĩnh để vượt qua những rào cản đó hay không, đồng thời, các em phải xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân và quyết tâm theo đuổi nó”, ông Huy khuyên.
Đừng im lặng khi bị so sánh
Về hội chứng overthinking, Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên – giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM cho hay, dấu hiệu đầu tiên của hội chứng này là suy nghĩ nhiều. Có rất nhiều suy nghĩ trong đầu trong cùng một thời điểm nhưng mà không phải suy nghĩ nào cũng cản trở tất cả mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta, mà thậm chí các suy nghĩ đó còn giúp chúng ta có được mặc định về chiến lược đường đời.
Bên cạnh đó, một trong các dấu hiệu có thể nhìn thấy rõ nhất là thần sắc trên gương mặt và đặc biệt là ánh mắt. Một người gặp hội chứng overthinking sẽ có thần sắc gương mặt nhợt nhạt như người mới ốm dậy, ánh mắt lờ đờ vì những người mắc hội chứng này sẽ bị rối loạn về nhịp ăn và nhịp ngủ. Thường những tình trạng này sẽ kéo dài từ một tháng trở lên. Do đó, nên để ý các dấu hiệu lâm sàng về tất cả vấn đề sức khỏe từ một tháng trở lên, thường sẽ căn cứ từ 2 đến 6 tháng theo thang đánh giá sức khỏe tinh thần.
Trở lại câu chuyện của em học sinh bị gia đình so sánh với anh họ vì có thành tích học tập không tốt, Thạc sĩ Quyên bày tỏ sự đồng cảm, đồng thời cho rằng, việc so sánh giữa hai cá nhân khác nhau trên cùng một vấn đề là điều không nên, ngay cả trong gia đình và trường học.
“Chúng ta không nên so sánh mình với người khác mà mình chỉ nên so sánh mình của giai đoạn hiện tại với mình của giai đoạn trước đây có thay đổi gì hay không. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên chia sẻ nhiều hơn với những người thân trong gia đình, bởi nếu không nói thì người lớn không hiểu chúng ta muốn gì. Khi chúng ta chọn cách nói ra những trạng thái tâm lý của chúng ta với cha mẹ, thầy cô thì ít nhiều các em cũng được lắng nghe và khó có thể nào đẩy cao sự công kích của người khác dành cho mình”, thạc sĩ Mai Quyên mách nước.
Chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường – Đưa chuyên gia đến với trường học” là một phần trong khuôn khổ dự án "Trường học Lành mạnh nhất AIA" mà AIA Việt Nam đang thực hiện từ tháng 8/2022.
Dự án nhằm hướng đến những thói quen sống khỏe bằng việc khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, xây dựng lối sống năng động và tạo dựng sự bền vững trong môi trường học đường.
Với chủ đề "Overthinking của GenZ: “Làm sao để vượt qua?”, chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến trường học” do báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Mở TPHCM và Ngân hàng Nam Á tổ chức. Chương trình diễn ra tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5) ngày 15/5.
"Hội chứng Overthinking" (tạm dịch: Suy nghĩ quá nhiều), hay hành động overthink, được hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều, hiện đang diễn ra rất phổ biến trong giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Người mắc hội chứng này liên tục đánh giá và cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những suy nghĩ mình có. Tâm trí xoay quanh những vấn đề lặp đi lặp lại nhiều đến mức chúng gây cản trở đến cuộc sống.
Nhiều học sinh tại Trung tâm đã bày tỏ sự lo lắng, căng thẳng về áp lực thành tích học tập. "Thành tích thi chuyển cấp không tốt khiến em phải vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) học, trong khi anh họ đậu vào trường công tốp trên khiến em luôn bị so sánh và đối xử phân biệt. Việc so sánh làm em rất áp lực và suy nghĩ rất nhiều…", một em học sinh lớp 10 chia sẻ.
Các em học sinh chia sẻ về câu chuyện áp lực trong học tập của mình (ảnh Vương Tín)© Tiền Phong |
Các em học sinh chia sẻ về câu chuyện áp lực trong học tập của mình (ảnh Vương Tín) |
“Hiện tại em không biết có nên tiếp tục học đại học hay học xong 12 là đi làm. Nếu học đại học thì em sẽ được trau dồi thêm kinh nghiệm, bằng cấp tốt hơn nhưng lo sợ học phí cao, ba mẹ em sẽ không đủ kinh tế để chi trả. Còn nếu chọn đi làm thì sẽ trải đời sớm và có tiền ngay. Em biết cách nào cũng có nhiều thử thách và gian nan thậm chí phải đánh đổi bằng nhiều lần thất bại mồ hôi nước mắt nên em có hơi phân vân và chưa biết định hướng như nào?”, một học sinh chia sẻ.
Thạc sĩ Lý Quốc Huy - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, việc chọn ngành, chọn nghề và chọn trường phù hợp với bản thân chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Hiện nay, sau bậc phổ thông, học sinh có nhiều lựa chọn như học đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc đi làm ngay.
Thạc sĩ Lý Quốc Huy - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chia sẻ chọn ngành, chọn nghề với các em học sinh (ảnh: Vương Tín)© Tiền Phong |
Thạc sĩ Lý Quốc Huy - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chia sẻ chọn ngành, chọn nghề với các em học sinh (ảnh: Vương Tín) |
Tuy nhiên, ông Huy khuyên, với những học sinh nếu có ý định học đại học, không nên quá lo lắng về học phí bởi hiện nay các trường đều có chính sách học bổng hoặc vay vốn rất ưu đãi. Bên cạnh đó, các em có thể vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải cho việc học, lẫn trau dồi kinh nghiệm.
“Ai cũng có những khó khăn riêng của bản thân, quan trọng các em có đủ bản lĩnh để vượt qua những rào cản đó hay không, đồng thời, các em phải xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân và quyết tâm theo đuổi nó”, ông Huy khuyên.
Đừng im lặng khi bị so sánh
Về hội chứng overthinking, Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên – giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM cho hay, dấu hiệu đầu tiên của hội chứng này là suy nghĩ nhiều. Có rất nhiều suy nghĩ trong đầu trong cùng một thời điểm nhưng mà không phải suy nghĩ nào cũng cản trở tất cả mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta, mà thậm chí các suy nghĩ đó còn giúp chúng ta có được mặc định về chiến lược đường đời.
Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên – giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM tâm sự với các em học sinh (Vương Tín)© Tiền Phong |
Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên – giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM tâm sự với các em học sinh (Vương Tín) |
Trở lại câu chuyện của em học sinh bị gia đình so sánh với anh họ vì có thành tích học tập không tốt, Thạc sĩ Quyên bày tỏ sự đồng cảm, đồng thời cho rằng, việc so sánh giữa hai cá nhân khác nhau trên cùng một vấn đề là điều không nên, ngay cả trong gia đình và trường học.
Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các chuyên gia, diễn giả (ảnh: Vương Tín)© Tiền Phong |
Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các chuyên gia, diễn giả (ảnh: Vương Tín) |
Chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường – Đưa chuyên gia đến với trường học” là một phần trong khuôn khổ dự án "Trường học Lành mạnh nhất AIA" mà AIA Việt Nam đang thực hiện từ tháng 8/2022.
Dự án nhằm hướng đến những thói quen sống khỏe bằng việc khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, xây dựng lối sống năng động và tạo dựng sự bền vững trong môi trường học đường.