"Trên cấm dưới mở" - làm sao thẳng tay loại bỏ dạy thêm?

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 116

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,223
7,556
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Ngành Giáo dục hiện khó mà thẳng tay loại bỏ dạy thêm trong các trường học khi vẫn còn tình trạng "trên cấm dưới mở".
Loạt bài của Báo Lao Động về tình trạng các trường học trong cả nước liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm từ kỹ năng sống, phụ đạo, tích hợp… đến tiếng Anh dưới mác “tự nguyện đăng ký” để chia phần trăm hoa hồng, nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội.

Loạt bài đã “gãi” đúng chỗ ngứa bởi dư luận, đặc biệt là phụ huynh lâu nay vô cùng bức xúc với thực trạng này nhưng không dám kêu. Và họ cũng không dám từ chối, phải “cắn răng” đúng nghĩa để “tự nguyện” nộp tiền cho con mình đi học thêm.

Rất nhiều ý kiến đề xuất, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần có giải pháp hữu hiệu để thẳng tay loại bỏ các hình thức của việc dạy thêm đã và đang gây khó, tạo thêm gánh nặng cho phụ huynh mỗi năm học mới.

Thật ra thì Bộ GDĐT, các cấp sở, phòng… đã có thông tư, quy định cấm học thêm, dạy thêm nhưng tại các trường, việc này nở rộ. Nguyên nhân, theo như TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục - nói với Lao Động, “có vẻ Bộ GDĐT bất lực trước các việc làm trái quy định của cấp dưới quyền.

Chỉ cần biến tấu sang một lá đơn mang tính tự nguyện mà đôi khi là giả tạo thì lập tức các trường được phép mở đồng loạt các loại lớp nọ lớp kia và công khai thu phí, bất chấp các quy định của bộ”.

Đáng nói là tình trạng bất lực hay “trên cấm dưới mở” về dạy thêm còn diễn ra cả ở ngoài trường học. Dù từ năm 2012, Bộ GDĐT đã ban hành thông tư về việc cấm dạy thêm với học sinh chính khoá.

Học sinh bây giờ, không chỉ khổ ải như cảnh ngồi trên xe ba mẹ chở đi học, vừa ăn vừa cầm cuốn vở học vì sợ thầy cô kêu trả bài như mô tả của ông ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh trên Lao Động.

Học sinh bây giờ, vừa ra khỏi cổng trường là vừa ngồi xe ba mẹ chở vừa tranh thủ gặm bánh mì để “chạy sô” đến các lớp học thêm Toán, Lý, Hoá, Văn, tiếng Anh... Thậm chí, có học sinh mỗi tối phải học thêm đến 2 suất, về đến nhà là nằm vật ra thở vì gần như môn nào cũng có nhu cầu và gợi ý học thêm từ giáo viên bộ môn.

Đây cũng là một kiểu “tự nguyện đăng ký” khác nhưng một phần lỗi đến từ nhu cầu của phụ huynh. Bởi có người dù không muốn nhưng không thể không cho con đi học vì sợ con mình thua chúng bạn, sợ con mình bị giáo viên gây khó dễ…

Dạy thêm trong trường học là chuyện của Bộ GDĐT. Nhưng dạy thêm ngoài trường học còn là sự phối hợp và trách nhiệm liên đới của chính quyền các địa phương.

Tuy nhiên, muốn “thẳng tay loại bỏ” việc dạy thêm, trước hết là trong trường học, Bộ GDĐT cần “thẳng tay” với tình trạng trên cấm dưới mở trong điều hành quản lý của chính nhà mình!
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên