Tết Nguyên Đán 2023 - Nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục ở Việt Nam

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 280

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,212
7,502
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt

Tết Nguyên Đán là gì? Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam​



Tết Nguyên Đán (hay Tết âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền) là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất của người dân Việt Nam, diễn ra vào đầu năm m Lịch. Đây cũng chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nếu đọc đúng phiên âm, dịp lễ này phải gọi là “Tiết Nguyên Đán”. Bởi nguyên nghĩa của chữ “Tết” là “Tiết”, còn theo phiên âm chữ Hán - Việt thì “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm.

Với người dân Việt Nam, Tết được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu vào những dịp cuối năm. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Không chỉ vậy, Tết cổ truyền còn thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nền văn minh nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa, nhằm gắn kết tinh thần dân tộc, giữa gia đình và xóm làng, con người với thiên nhiên.

>>>Xem thêm: Ngân hàng nghỉ Tết có chuyển khoản được không?



Tết Nguyên Đán là gì? Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam


Tết Nguyên Đán diễn ra vào đầu năm âm lịch, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam



Cách tính thời gian của Tết Nguyên Đán​



Tết Nguyên Đán được tính vào ngày đầu tiên của năm m lịch, do quy luật 3 năm nhuận một tháng nên sẽ muộn hơn Tết Dương lịch khoảng 1 đến 2 tháng. Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán thường rơi vào ngày 21/1 đến 19/2 dương lịch.

Tại Việt Nam, dịp lễ này thường kéo dài từ 23 tháng chạp đến ngày 7 tháng giêng. Người dân sẽ bắt đầu sắm sửa Tết trong khoảng 7 ngày cuối năm cũ, nghỉ ngơi “chơi” Tết trong 7 ngày đầu năm mới. Theo truyền thống xa xưa, khoảng thời gian này cũng là lúc nông dân nhàn rỗi, chưa bước vào vụ mùa mới nên họ sẽ rất háo hức, phấn khởi, bù đắp lại những ngày tháng vất vả trong năm.



Cách tính thời gian của Tết Nguyên Đán


Tết Nguyên Đán 2023 rơi vào ngày 20/1 đến 26/1 (theo lịch dương)



Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán​



Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi theo nhiều nguồn thông tin, Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian 1000 năm đô hộ. Tuy nhiên, theo truyện cổ tích lịch sử “Bánh chưng bánh dày”, Tết Nguyên Đán đã có từ thời vua Hùng, từ trước khi Bắc thuộc. Đồng thời, trong cuốn “Kinh Lễ”, Khổng Tử cũng đã viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Như vậy, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.



Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán


Theo truyện cổ tích lịch sử, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc tại Việt Nam từ thời vua Hùng



Tuy nhiên, cho dù bắt nguồn từ nước nào thì Tết vẫn là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi nước sẽ có những phong tục, bản sắc và nét đặc trưng riêng, thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc rõ nét.



Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam​



Đối với người dân Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn là sự giao thoa giữa trời đất, con người và thần linh. Bởi theo quan niệm của người phương Đông, “Tết” do “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, chu chuyển lần lượt giữa 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông mà tạo thành. Đồng thời, khi đất nước còn dựa vào nền văn minh nông nghiệp, người nông dân sẽ xem Tết là khoảng thời gian để tưởng nhớ đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Mặt Trời, thần Sấm,... Họ chính là những người giúp mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no.

Tết Nguyên Đán cũng chính là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thăm mộ và khấn vái những người đã khuất. Thông thường, từ tối ngày 30 hay trước thời khắc giao thừa, mọi gia đình đều sẽ thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ cho con cháu năm mới vạn sự như ý, phát tài phát lộc. Bàn thờ ngày Tết cũng được bày biện rất đặc biệt, có mâm ngũ quả, mâm cỗ truyền thống và khói hương nghi ngút.

Trong ngày Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, sum họp sau một năm làm việc vất vả. Với những người con xa quê, đây cũng chính là dịp để trở về nhà bên cạnh những người yêu thương, cùng nhau bập bùng bên bếp lửa hồng và nồi bánh chưng xanh.



Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam


Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn viên sum họp



Ngoài ra, Tết còn mang đến nhiều điều may mắn, giúp mọi người “làm mới” tinh thần. Từ những ngày cuối năm, mọi người đã cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón xuân. Ai ai cũng nô nức, xúng xính quần áo mới. Mọi muộn phiền của năm cũ dường như đều tan biến để khởi đầu một năm cũ may mắn, lạc quan và đầy ắp niềm tin vào cuộc sống.

Cuối cùng, Tết Nguyên Đán được xem là dịp sinh nhật của tất cả mọi người, cùng chúc nhau đón tuổi mới. Người lớn sẽ mừng tuổi (lì xì) để chúc các bé ngoan ngoãn, mau ăn chóng lớn, chúc các cụ già mạnh khỏe và sum vầy bên con cháu.



Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam


Tết Nguyên Đán được xem là sinh nhật của mọi người, cùng nhau chúc mừng tuổi mới



Phong tục ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam​



1. Cúng ông Công, ông Táo​



Từ xưa đến nay, người Việt Nam đều có phong tục cúng ông Công, ông Táo vào những dịp cuối năm. Mọi người sẽ dọn dẹp căn bếp thật sạch sẽ, chuẩn bị mâm cỗ gồm trái cây, món mặn, hóa vàng và phóng sinh cá chép để tiễn đưa ông Công, ông Táo về triều. Các chư vị thần linh này sẽ thay gia chủ báo cáo những công việc trong năm qua với Ngọc Hoàng.



Phong tục ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam


Phong tục tiễn đưa ông Công, ông Táo chầu trời vào ngày 23 tháng chạp hàng năm

2. Nấu bánh chưng, bánh tét​



Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi nhà đều mua lá giong (hoặc lá chuối), ống nứa, nếp mới, đỗ xanh và thịt lợn để gói bánh chưng, bánh tét. Loại bánh truyền thống này sẽ được dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên và là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt.



Phong tục nấu bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết cổ truyền


Phong tục nấu bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết cổ truyền



Hiện nay, ở một số làng quê, người dân vẫn giữ thói quen cùng nhau gói bánh và quây quần bên bếp lửa chờ bánh chín. Đây là một hình ảnh đẹp, ấm cúng của ngày Tết, được lưu truyền trong ký ức của nhiều thế hệ.

3. Chưng mâm ngũ quả​



Mâm ngũ quả là lòng thành kính của con cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện sự biết ơn với những người đã khuất. Mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả, lựa chọn các loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang ý nghĩa cầu mong bình an cho năm mới.



Mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền


Mâm ngũ quả trong ngày Tết cổ truyền

4. Thăm mộ tổ tiên, tảo mộ​



Trước khi bắt đầu năm mới, con cháu sẽ họp mặt và đến thăm mộ ông bà, tổ tiên. Mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp khuôn viên mộ, thắp hương để tỏ lòng thành kính với những người đã khuất. Đồng thời, phong tục này còn để mời ông bà về ăn tết cùng gia đình, phù hộ cho con cháu năm mới may mắn, sức khỏe và tài lộc.



Thăm mộ tổ tiên trước khi bắt đầu năm mới


Thăm mộ tổ tiên trước khi bắt đầu năm mới



5. Cúng tất niên, đón giao thừa​



Cúng tất niên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Nghi lễ quan trọng này được thực hiện vào ngày 30 tết, thường vào thời khắc giao thừa để tạm biệt năm cũ. Theo quan niệm xa xưa, gia chủ sẽ làm mâm cỗ mặn và hoa quả để báo cáo với tổ tiên và các chư vị thần linh, cầu chúc năm mới an khang, thịnh vượng hơn.



Mâm cỗ cúng giao thừa ngày Tết


Mâm cỗ cúng giao thừa ngày Tết



6. Xông đất​



Ngay sau thời khắc giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất đầu năm cho gia đình. Nếu hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ thì sẽ mang đến nhiều điều may mắn, một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn tấn tới.



Xông đất đầu năm mới


Xông đất đầu năm mới



7. Chúc Tết, lì xì​



Trong dịp Tết Nguyên Đán, mọi người sẽ gửi cho nhau lời chúc tốt đẹp, hy vọng năm mới thành công, phát đạt hơn. Con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo. Sau đó, người lớn cũng sẽ mừng tuổi (lì xì) trẻ nhỏ, chúc các con thêm tuổi mới ngoan ngoãn, khỏe mạnh và học tập tốt hơn.

Lì xì ngày Tết là một phong tục độc đáo, thể hiện nét đẹp trong văn hóa người Việt từ xưa đến nay.

Tết Nguyên Đán là dịp để gia đình quây quần sum họp, tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Hy vọng những chia sẻ bổ ích trên của HDBank có thể giúp quý khách hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như phong tục ngày Tết cổ truyền. Kính chúc quý khách một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phát tài phát lộc!
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên