[Sinh 9] Chương 1: Các thí nghiệm của Menden

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 6
  • Xem 2K

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,213
7,522
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt

Menden và di truyền học​

I. DI TRUYỀN HỌC
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Ví dụ: một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con: người con cả tóc xoăn, mắt đen, người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen, người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu → Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
- Nội dung:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.
- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.
II. MEN ĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
- Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai

- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

Các tính trạng Menden nghiên cứu

- Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC
1. Một số thuật ngữ:

- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.
- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.
2. Một số kí hiệu
- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.
- × là Phép lai.
- G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).
- F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.
 

LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG​

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
+ Menden chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng.

Các bước thí nghiệm của Menden:

- Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ (cây hoa đỏ) cắt bỏ nhị từ khi chưa chín

- Bước 2: Ở cây chọn làm bố (cây hoa trắng) khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ (cây hoa đỏ) → thu được F1

sơ đô thí nghiệm của menden

- Bước 3: Cho F1 tự thụ phấn → F2.

+ Kết quả một số thí nghiệm của Menden:

Kết quả thí nghiệm của menden

- Menden gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ), tính trạng xuất hiện mới ở F2 là tính trạng lặn (hoa trắng).

- Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình → kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

- Kết luận:

“Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn”.

II. MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Quy ước:


  • Gen A hoa đỏ
  • Gen a hoa trắng
  • Cây đậu hoa đỏ thuần chủng kiểu gen AA Cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa
giải thích kết quả thí nghiệm của menden

- Nhận xét:

+ F1 kiểu gen Aa dị hợp tử 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ

+ F2: kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa, kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng.

- F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng vì: kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA

+ AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp (KG đồng hợp trội AA, KG đồng hợp lặn aa)

+ Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp.

→ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

- Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

- Nội dung của quy luật phân li: “trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.”
 

PHÉP LAI PHÂN TÍCH​

I. PHÉP LAI PHÂN TÍCH
1621917367406_1540009261147_phep_lai_phan_tich.png


- Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.

- Khái niệm: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

- Kết quả:

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

II. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI – LẶN

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

- Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

- Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:

Ví dụ:

P: AA × aa

F1: Aa

F1 × F1: Aa × Aa

F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 trội : 1 lặn

- Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:

+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.
 

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG​

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
- Đem lai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh vỏ nhăn.

- Thí nghiệm:

Lai hai cặp tính trạng của Menden

- Phân tích kết quả thí nghiệm của Menden

phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng của menden

- Tỷ lệ của từng cặp tính trạng:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.

- Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.

+ Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16

+ Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16

+ Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16

+ Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16

- Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) (tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng). các tính trạng màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập với nhau.

- Kết luận:

“Khi hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

II. BIẾN DỊ TỔ HỢP

- Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

+ Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.

+ Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.

- Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

- Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
 

LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP THEO)​

I. MENDEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Ta có tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2 là:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1

- Từ kết quả thí nghiệm trên Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một nhân tố di truyền quy định.

- Ông quy ước:

+ A: hạt vàng; a: hạt xanh

+ B: vỏ trơn; b: vỏ nhăn

KG vàng trơn thuần chủng là AABB, kiểu gen xanh nhăn thuần chủng là aabb.

- Kết quả thí nghiệm được giải thích bằng sơ đồ:

Lai hai cặp tính trạng của Menden 2

- F1 × F1: AaBb x AaBb

+ AaBb mỗi bên cho 4 giao tử: AB, ab, Ab, aB

F2 có 4 × 4 = 16 hợp tử.

- Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng:

kết quả lai hai cặp tính trạng của menden 2

→ Quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

II. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
- Trên thí nghiệm của Menđen đã xuất hiện các biến dị tổ hợp đó là xanh, trơn và vàng, nhăn. Do sự phân li và tổ hợp tự do các cặp nhân tố di truyền của P tạo ra các KG khác P như AAbb, aaBB, Aabb, aaBb.

- Các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn thế vì: các loài sinh vật trong tự nhiên có rất nhiều gen và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử → sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số KG và KH ở đời con cháu.

- Ý nghĩa quan trọng của quy luật phân li độc lập: giải thích được 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.

- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN​

1. DẠNG 1: Xác định giao tử

Với 1 cặp alen, kiểu gen đồng hợp (AA hoặc aa) tạo ra 1 loại alen (A hoặc a), kiểu gen dị hợp (Aa) tạo ra 2 loại giao tử (A và a).

Xác định thành phần các giao tử của thể dị hợp bằng cách vẽ sơ đồ lưỡng phân, mỗi alen xếp về một nhánh, giao tử là tổng các alen của mỗi nhánh (tính từ gốc lên ngọn)

Ví dụ 2: Xác định các loại giao tử của có kiểu gen AABbDDEe và AaBbDdEe:

Xác định các loại giao tử của có kiểu gen AABbDDEe và AaBbDdEe

Xác định tỉ lệ giao tử được tạo ra

Trong điểu kiện các gen phân li độc lập với nhau thì tỉ lệ mỗi loại giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen có trong giao tử đó


2. DẠNG 2: Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của P và đặc điểm di truyền của tính trạng đó.

Công thức tổng quát:


Số cặp gen dị hợp tử (F1)n
Số loại giao tử của (F1)[imath]2^n[/imath]
Tỉ lệ phân ly kiểu gen ở F2[imath](1 : 2 : 1)^n[/imath]
Số loại kiểu gen F2[imath]3^n[/imath]
Tỉ lệ kiểu hình ở F2[imath](3 : 1)^n[/imath]
Số loại kiểu hình F2[imath]2^n[/imath]
Các bước giải:

+ Bước 1: Xác định tính trạng trội, lặn; quy ước gen.

+ Bước 2: Từ kiểu hình của P, xác định kiểu gen P.

+ Bước 3: Viết sơ đồ lai dựa trên cơ sở xác định thành phần và tỉ lệ của các giao tử.

+ Bước 4: Xác định sự phân li kiểu gen, phân li kiểu hình của F.

Chú ý:

+ Tỷ lệ một kiểu gen ở đời con bằng tích tỷ lệ các giao tử kết hợp thành kiểu gen đó.

+ Số lượng, tỷ lệ chung kiểu gen, kiểu hình đời con bằng tích số lượng, tỷ lệ riêng của các cặp gen, tính trạng thành phần.


3. DẠNG 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình của P và kết quả phép lai.

- Nguyên tắc:


+ Xác định trội lặn, quy ước gen.

+ Xét riêng tỉ lệ phân li của từng tính trạng, trên cơ sở đó xác định kiểu gen quy định từng tính trạng.

+ Xác định quy luật chi phối sự di truyền.

+ Xác định: Số kiểu tổ hợp giao tử = Số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.

+ Kết hợp kết quả về kiểu gen riêng của mỗi tính trạng, kiểu hình lặn, số tổ hợp → sô loại giao tử của bố mẹ → số cặp gen dị hợp trong kiểu gen bố mẹ → xác định kiểu gen của bố mẹ phù hợp.

Một số kết quả áp dụng:

+ Nếu đời con đồng tính: → P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa.

+ Nếu đời con phân tính theo tỉ lệ:

  • 3 : 1 → P: Aa x Aa (Trội hoàn toàn)
  • 1 : 2 : 1 → P: Aa x Aa (Trội không hoàn toàn)
  • 1 : 1 → P: Aa x aa
  • 2 : 1 → P: Aa x Aa và có hiện tượng gây chết ở thể đồng hợp AA.
- Chú ý: trong trường hợp không rõ tỉ lệ phân tính ở đời con thì cần dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn (aa) để xác định kiểu gen của bố mẹ.

4. DẠNG 4: Bài tập về gen đa alen

- Quan hệ giữa các alen trong trường hợp gen đa alen cũng bao gồm các quan hệ như trong trường hợp 1 gen gồm 2 alen: trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn, đồng trội.

- Một gen có n alen thì số kiểu gen được tạo ra là: n(n+1)/2

- Số kiểu gen đồng hợp là: n

- Số kiểu gen dị hợp là: n(n-1)/2

- Số kiểu hình:

+ Nếu các alen chỉ có quan hệ trội lặn hoàn toàn thì số kiểu hình là: n

+ Nếu các alen có quan hệ trội lặn không hoàn toàn thì số kiểu hình = n + số kiểu hình trung gian

+ Nếu các alen có quan hệ đồng trội thì số kiểu hình = n + số kiểu hình đồng trội.
 

ÔN TẬP CHƯƠNG 1 - CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN​

1. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn
So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn

2. So sánh quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
* Giống nhau:

+ Tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp gen nằm trên cặp NST thường) quy định.
+ Quá trình phát sinh giao tử (giảm phân) xảy ra bình thường.
+ F2 đều có sự phân li kiểu hình (xuất hiện nhiều hơn một tính trạng).
+ Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế là: Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử, tổ hợp của các cặp gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
+ Đều có các đều kiện nghiệm đúng như :
- Tính trội phải là trội hoàn toàn.
- Số lượng cá thể ở thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn.
- Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi.
* Khác nhau:
So sánh quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên