Khi bị phản kháng, các bạn trong ban cán sự lớp con gái tôi trợn mắt, nói: 'Có quyền'.
Những ngày qua dư luận xôn xao về bài thơ Bắt nạt của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, dù bất luận có nhiều tranh cãi cho rằng bài thơ có ngôn từ "khó hiểu", chưa xuất sắc để đưa vào sách giáo khoa nhưng cần phải nhận định một vấn đề rằng đây là một vấn đề nóng, thậm chí là vô cùng nóng trong vấn đề học đường ngày nay.
Thực ra việc "bắt nạt" có từ rất lâu nhưng chỉ đến khi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay thì nó mới là một đề tài được nhiều người thảo luận. Bắt nạt học đường nghe chừng rất xa xôi nhưng thực ra lại khá gần với những hành động mà ai cũng tưởng chừng là bình thường.
Tôi xin mạn phép kể về câu chuyện của con gái tôi, đang học lớp 5. Ngay từ khi học lớp một, đôi khi cháu có nói về việc lớp trưởng và lớp phó hay quát nạt các bạn trong lớp. Tôi chỉ cho rằng đó là những câu chuyện khá vu vơ nhưng giờ đây nó đang phản ánh một thực trạng. Một đứa trẻ vốn là một tờ giấy trắng, hoàn toàn vô tư và trong trẻo biết bao, thế nhưng vì sao chúng lại có thể công khai quát mắng các bạn trong lớp?
Đó là bởi vì chúng đang được trao quyền hành nhưng lại không được dạy về việc quyền hành phải đi kèm trách nhiệm và nghĩa vụ cùng cách hành xử phải thế nào. Con tôi kể mỗi khi có giờ tự quản hoặc giáo viên phải đi có việc ra ngoài thì một lớp trưởng và hai lớp phó sẽ quản lớp. Để tránh cho các bạn gây mất trật tự thì các bạn thể hiện ‘uy quyền’ của mình bằng cách quát tháo, gào thét những ai nói chuyện.
Khi một ai đó phản kháng lại, thì những bạn cán sự đó lại trợn mắt và nói rằng bạn là lớp trưởng/ lớp phó nên có quyền.
Con tôi là một người khá có chính kiến, với những việc không đồng tình con sẽ về trao đổi với tôi và sự việc này con cũng nói với cô giáo hai lần. Tuy nhiên, cô không hề giải quyết. Tình trạng còn khủng khiếp bởi các cháu hàng ngày đến lớp phát mệt, phát chán với cảnh gào thét, trợn mắt của cán sự lớp – những bạn đang ảo tưởng sức mạnh của mình, thậm chí khi nhắc nhở một bạn nào đó hoặc khó chịu với một bạn nào đó thì ba cán sự lớp này đều giơ thẳng tay luôn.
Tôi hiểu lý do vì sao cô không giải quyết, bởi thứ nhất các con đã học lớp 5 chuẩn bị rời khỏi trường. Thứ hai trong số ba cán bộ lớp đó, có con một cô giáo trong trường, con một người làm trưởng ban phụ huynh trường.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: Tại sao giáo viên lại đưa một hoặc ba đứa trẻ vào vị trí trung tâm, rồi tôn những bạn này lên và trao cho các bạn quyền lực? Tôi thấy tiếc và thật sự thương cho những bạn nhỏ như thế bởi các bạn chưa kịp hiểu giá trị "đích thực" của quyền lực thì đã bị sự "lộng hành", "lộng quyền" chiếm đoạt trái tim non nớt. Và dần dần chính hành động này vô tình "bắt nạt" các bạn còn lại trong lớp.
Chúng ta cần hiểu rằng bắt nạt không chỉ đơn thuần là đánh bạn giống như trong bài thơ Bắt nạt trong sách giáo khoa mà bắt nạt nó ở nhiều khía cạnh như dùng những lời nói tổn thương người khác, luôn có những hành động khiến người khác lo lắng.
Một đứa trẻ vốn là một tờ giấy trắng, nhưng vô hình trung, đứa trẻ có quyền lực đã luôn có tư tưởng "bắt nạt" trong đầu. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe con tôi nói về trường hợp cán sự lớp "bắt nạt" các bạn trong lớp, có thể không bằng việc dùng vũ lực mà chính là dùng "lời nói".
Tôi đã từng lắng nghe tham khảo một số bạn ở các trường học khác con tôi và phát hiện thực sự có hiện tượng này. Tôi mong rằng các trường sẽ phân chia rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi, những điều không thể được làm và được làm đối với một ban cán sự lớp.
Bởi việc trao quyền có thể làm sai lệch tư tưởng của những đứa trẻ, tiềm ẩn sa vào nạn "bắt nạt".
Vấn đề thứ hai tôi muốn trao đổi rằng bắt nạt trong học đường thực ra nạn nhân không chỉ ở phía học sinh mà còn là ở phía phụ huynh. Bao nhiêu người trong số chúng ta dám lên tiếng chống lại việc thu tiền quỹ lớp quá nhiều, hỗ trợ ủng hộ cho khoản này khoản kia, phản đối việc học liên kết...?
Chúng ta im lặng chỉ bởi vì chúng ta lo con chúng ta bị "cô lập", lo con chúng ta bị cô giáo nhìn với "ánh mắt thiếu thiện cảm", chung quy lại là bởi "tất cả vì sự nghiệp giáo dục của con em chúng ta".
Nhưng nếu nhìn lại về bản chất thì tại sao chúng ta sợ? Thực ra lâu nay phụ huynh cũng bị bắt nạt, chúng ta phải lờ đi những khoản tiền đóng quá vô lý, chúng ta lờ đi khi phải trả một khoản tiền học liên kết hàng tháng cao ngất ngưởng, chúng ta phải im cho con đi học thêm dù vừa học chính mệt nhoài xong các con lại bị dẫn đến một nơi khác học thêm.
Vì sao chúng ta im lặng? Bởi tập thể đều quen với cảm giác này nên ai lên tiếng người đó có vấn đề? Tôi đồng ý rằng một đứa trẻ cần được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng nhưng nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Học sinh sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn chẳng nhẽ là lỗi của các em? Phụ huynh không có tiền để cho con học chương trình liên kết, không có tiền đóng các mục xã hội hóa và các hoạt động thì là lỗi của phụ huynh?
Thực ra không ai mong muốn con mình bị thiệt thòi nhưng tôi muốn đặt lại câu hỏi rằng liệu bất giác có khi nào chúng ta nhìn nhận thật sự nghiêm túc về vấn nạn "bắt nạt" đang tồn tại trong học đường? Và chính chúng ta - phụ huynh cũng đang bị "bắt nạt"?
Những ngày qua dư luận xôn xao về bài thơ Bắt nạt của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, dù bất luận có nhiều tranh cãi cho rằng bài thơ có ngôn từ "khó hiểu", chưa xuất sắc để đưa vào sách giáo khoa nhưng cần phải nhận định một vấn đề rằng đây là một vấn đề nóng, thậm chí là vô cùng nóng trong vấn đề học đường ngày nay.
Thực ra việc "bắt nạt" có từ rất lâu nhưng chỉ đến khi mạng xã hội bùng nổ như hiện nay thì nó mới là một đề tài được nhiều người thảo luận. Bắt nạt học đường nghe chừng rất xa xôi nhưng thực ra lại khá gần với những hành động mà ai cũng tưởng chừng là bình thường.
Tôi xin mạn phép kể về câu chuyện của con gái tôi, đang học lớp 5. Ngay từ khi học lớp một, đôi khi cháu có nói về việc lớp trưởng và lớp phó hay quát nạt các bạn trong lớp. Tôi chỉ cho rằng đó là những câu chuyện khá vu vơ nhưng giờ đây nó đang phản ánh một thực trạng. Một đứa trẻ vốn là một tờ giấy trắng, hoàn toàn vô tư và trong trẻo biết bao, thế nhưng vì sao chúng lại có thể công khai quát mắng các bạn trong lớp?
Đó là bởi vì chúng đang được trao quyền hành nhưng lại không được dạy về việc quyền hành phải đi kèm trách nhiệm và nghĩa vụ cùng cách hành xử phải thế nào. Con tôi kể mỗi khi có giờ tự quản hoặc giáo viên phải đi có việc ra ngoài thì một lớp trưởng và hai lớp phó sẽ quản lớp. Để tránh cho các bạn gây mất trật tự thì các bạn thể hiện ‘uy quyền’ của mình bằng cách quát tháo, gào thét những ai nói chuyện.
Khi một ai đó phản kháng lại, thì những bạn cán sự đó lại trợn mắt và nói rằng bạn là lớp trưởng/ lớp phó nên có quyền.
Con tôi là một người khá có chính kiến, với những việc không đồng tình con sẽ về trao đổi với tôi và sự việc này con cũng nói với cô giáo hai lần. Tuy nhiên, cô không hề giải quyết. Tình trạng còn khủng khiếp bởi các cháu hàng ngày đến lớp phát mệt, phát chán với cảnh gào thét, trợn mắt của cán sự lớp – những bạn đang ảo tưởng sức mạnh của mình, thậm chí khi nhắc nhở một bạn nào đó hoặc khó chịu với một bạn nào đó thì ba cán sự lớp này đều giơ thẳng tay luôn.
Tôi hiểu lý do vì sao cô không giải quyết, bởi thứ nhất các con đã học lớp 5 chuẩn bị rời khỏi trường. Thứ hai trong số ba cán bộ lớp đó, có con một cô giáo trong trường, con một người làm trưởng ban phụ huynh trường.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là: Tại sao giáo viên lại đưa một hoặc ba đứa trẻ vào vị trí trung tâm, rồi tôn những bạn này lên và trao cho các bạn quyền lực? Tôi thấy tiếc và thật sự thương cho những bạn nhỏ như thế bởi các bạn chưa kịp hiểu giá trị "đích thực" của quyền lực thì đã bị sự "lộng hành", "lộng quyền" chiếm đoạt trái tim non nớt. Và dần dần chính hành động này vô tình "bắt nạt" các bạn còn lại trong lớp.
Chúng ta cần hiểu rằng bắt nạt không chỉ đơn thuần là đánh bạn giống như trong bài thơ Bắt nạt trong sách giáo khoa mà bắt nạt nó ở nhiều khía cạnh như dùng những lời nói tổn thương người khác, luôn có những hành động khiến người khác lo lắng.
Một đứa trẻ vốn là một tờ giấy trắng, nhưng vô hình trung, đứa trẻ có quyền lực đã luôn có tư tưởng "bắt nạt" trong đầu. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe con tôi nói về trường hợp cán sự lớp "bắt nạt" các bạn trong lớp, có thể không bằng việc dùng vũ lực mà chính là dùng "lời nói".
Tôi đã từng lắng nghe tham khảo một số bạn ở các trường học khác con tôi và phát hiện thực sự có hiện tượng này. Tôi mong rằng các trường sẽ phân chia rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi, những điều không thể được làm và được làm đối với một ban cán sự lớp.
Bởi việc trao quyền có thể làm sai lệch tư tưởng của những đứa trẻ, tiềm ẩn sa vào nạn "bắt nạt".
Vấn đề thứ hai tôi muốn trao đổi rằng bắt nạt trong học đường thực ra nạn nhân không chỉ ở phía học sinh mà còn là ở phía phụ huynh. Bao nhiêu người trong số chúng ta dám lên tiếng chống lại việc thu tiền quỹ lớp quá nhiều, hỗ trợ ủng hộ cho khoản này khoản kia, phản đối việc học liên kết...?
Chúng ta im lặng chỉ bởi vì chúng ta lo con chúng ta bị "cô lập", lo con chúng ta bị cô giáo nhìn với "ánh mắt thiếu thiện cảm", chung quy lại là bởi "tất cả vì sự nghiệp giáo dục của con em chúng ta".
Nhưng nếu nhìn lại về bản chất thì tại sao chúng ta sợ? Thực ra lâu nay phụ huynh cũng bị bắt nạt, chúng ta phải lờ đi những khoản tiền đóng quá vô lý, chúng ta lờ đi khi phải trả một khoản tiền học liên kết hàng tháng cao ngất ngưởng, chúng ta phải im cho con đi học thêm dù vừa học chính mệt nhoài xong các con lại bị dẫn đến một nơi khác học thêm.
Vì sao chúng ta im lặng? Bởi tập thể đều quen với cảm giác này nên ai lên tiếng người đó có vấn đề? Tôi đồng ý rằng một đứa trẻ cần được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng nhưng nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Học sinh sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn chẳng nhẽ là lỗi của các em? Phụ huynh không có tiền để cho con học chương trình liên kết, không có tiền đóng các mục xã hội hóa và các hoạt động thì là lỗi của phụ huynh?
Thực ra không ai mong muốn con mình bị thiệt thòi nhưng tôi muốn đặt lại câu hỏi rằng liệu bất giác có khi nào chúng ta nhìn nhận thật sự nghiêm túc về vấn nạn "bắt nạt" đang tồn tại trong học đường? Và chính chúng ta - phụ huynh cũng đang bị "bắt nạt"?