Muốn hạnh phúc hãy chọn người phù hợp

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 587

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,214
7,529
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Hồng Thất Công khuyên học trò yêu Hoàng Dung của mình, đang đau buồn khi sắp phải xa người yêu Quách Tỉnh do anh chàng này theo lời hứa sẽ cưới công chúa Hoa Tranh rằng con người ta khi yêu nhau thì cũng cần dự tính phải ly biệt và bất toại nguyện. Cho nên nếu có yêu nhau thì hãy sống trọn vẹn với tình cảm của mình để không hối tiếc và bậc trượng phu: “cầm lên được thì bỏ xuống được.”

“Easy said than done”. Việc bám chấp, quyến luyến vốn là một thuộc tính của con người và chúng ta với tư cách một động vật xã hội (social animal) thì việc sống trong xã hội với những kết nối sẽ nảy sinh ra những tình cảm gắn bó và sau này rất khó gỡ bỏ. Theo nhà tâm lý học người Anh John Bowlby phát triển thì:

Lý thuyết về sự quyến luyến (attachment theory) là một lý thuyết tâm lý, tiến hóa và đạo đức liên quan đến mối quan hệ giữa con người. Nguyên lý quan trọng nhất là trẻ nhỏ cần phát triển mối quan hệ với ít nhất một người chăm sóc chính để phát triển tình cảm và xã hội bình thường. “ trong đó hạnh phúc và quyến luyến có quan hệ mật thiết.



Nhà tâm lý học người Anh John Bowlby

.

Theo lý thuyết này, Bowlby chia con người thành 3 loại:

1. Loại quyến luyến an toàn: "Tôi thấy thật dễ dàng có được sự thoải mái với những người khác. Tôi cảm thấy thoải mái tùy thuộc vào họ và việc họ phụ thuộc vào tôi." và "Tôi không lo lắng về việc bị bỏ rơi hoặc có người khác gần tôi." Họ thuộc loại dễ thương, nống ấm, tin cậy.



2. Loại quyến luyến trong lo lắng: "Tôi thấy rằng những người khác không muốn gần gũi như tôi muốn." "Tôi thường lo lắng rằng đối tác của mình không yêu hay ở lại với tôi", "Tôi muốn hợp nhất hoàn toàn với người khác nhưng xu hướng khiến mọi người sợ hãi."



3. Loại quyến luyến tránh xa: "Tôi hơi khó chịu khi gần gũi", "Tôi cảm thấy khó tin tưởng mọi người hoàn toàn hoặc không cho phép mình phụ thuộc vào bất cứ ai.", "Tôi lo lắng khi mọi người đến quá gần. Người yêu thường muốn tôi thân mật hơn hơn là tôi cảm thấy thoải mái. " Họ thuộc loại lạnh nhạt, né tránh và bỏ chạy.

Loại “quyến luyến an toàn” là hướng đến của một người lành mạnh trong quan hệ với đối tác khác (người yêu, phối ngẫu, con cái, bạn bè) nghĩa là vui vẻ, “hòa nhi bất đồng”, tôn trọng, bình đẳng thể hiện tính cách “đạm nhược thủy” của bậc quân tử khi đối xử. Cầm lên được và bỏ xuống được.

Tuy nhiên, kiểu lo lắng quyến luyến là khá nhiều, thể hiện ở sự theo dõi, kiểm soát, ghen tuông và rất không may nó lại là vấn đề liên quan đến khí chất và tính chất kiểu “sư tử Hà Đông’ hay có “máu Hoạn thư”

Loại tránh né quyến luyến giống như Châu Bá Thông lúc nào cũng thương nhớ Anh Cô nhưng mối khi người khác nhắc, ông đều lảng tránh hoặc chạy trốn. Ông không dám tin mình hạnh phúc và xứng đáng với hạnh phúc ấy.



.

Một quan sát của lý thuyết, quyến luyến có xu hướng khá tiêu cực. Từ một người quyến luyến an toàn sau khi có thất bại trong mối quan hệ khi bước vào mối quan hệ khác sẽ rất dễ có xu hướng lo lắng. Và càng nhiều thất bại, người ta có xu hướng sợ và tránh né.

Theo Mario Mikulincer và Phil Bleach, thông điệp cơ bản là nếu bạn muốn hạnh phúc thì nên chọn người có xu hướng quyến luyến an toàn.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên