Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Với giáo viên hãy đối thoại, đừng đối đầu

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 263

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,214
7,531
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
- Phụ huynh nên đối thoại với giáo viên để tìm tiếng nói chung chứ đừng đối đầu trong 'cuộc chiến' rèn giũa nhân cách con trẻ.

Phụ huynh và thầy cô cần hợp tác chặt chẽ trong giáo dục con em. Trong ảnh: một buổi họp phụ huynh tại một trường THPT TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Phụ huynh và thầy cô cần hợp tác chặt chẽ trong giáo dục con em. Trong ảnh: một buổi họp phụ huynh tại một trường THPT TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG© NGUYỄN NGỌC (Huế)
1. "Hết mưa là nắng hửng lên thôi" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã mượn lời thơ của Bác Hồ để gửi gắm bao điều kỳ vọng trong năm học 2022-2023 với vị thế là năm học trọng tâm của quá trình đổi mới giáo dục.


Cổng trường nơi luôn rộng mở đón chào những gương mặt háo hức đến lớp, làm bạn với tri thức, rèn giũa năng lực, uốn nắn tâm hồn và chinh phục đỉnh cao thành tích.

Một năm học mới gánh trọng trách đổi mới giáo dục ở cả ba cấp học đang đối diện với hàng loạt thách thức cần lắm nỗ lực từ mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo, mỗi gia đình nâng đỡ hành trình học vấn của con trẻ.

Nhân diễn đàn "Nỗi lòng nhà giáo" đầy ý nghĩa và nhân văn trên báo Tuổi Trẻ, tôi xin gửi gắm ước vọng tốt đẹp hướng đến mục tiêu toàn xã hội hãy cùng chung tay với ngành giáo dục, kiến tạo xã hội văn minh, trật tự và mẫu mực, hình thành văn hóa và chuẩn mực xã hội tốt cho con em học tập và noi gương; xây dựng xã hội học tập, dễ tiếp cận đối với mọi trẻ em, trong đó có trẻ em yếu thế.

2. Chúng ta không thiếu các khẩu hiệu hay, đẹp làm rạng rỡ trường lớp: "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Trường học hạnh phúc"...

Nhưng bức tranh học đường cứ trưng ra liên tiếp những mảnh ghép xám xịt về vấn nạn bạo lực học đường, rồi thỉnh thoảng tin xấu về một số người thầy hao hụt nhân cách bị truy tố trước pháp luật khiến lòng người cứ sóng sánh ưu phiền.

3. "Lương sư hưng quốc" vẫn là khát vọng bao đời về một thế hệ người thầy giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết, hết lòng yêu nghề thương trò và cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp trồng người.

Thế mà tin buồn liên tục dội đến ngay trước thềm năm học mới. Chúng ta thiếu trầm trọng giáo viên ở các cấp học, đặc biệt là giáo viên phụ trách môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chúng ta chứng kiến một bộ phận người thầy chọn buông tay với sự nghiệp gieo hạt, rời bục giảng phấn trắng bởi áp lực từ lương thưởng, công việc chuyên môn, kỳ vọng của xã hội.

Người thầy quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới. Điều hiển nhiên ấy cần được neo giữ bằng quyết tâm cao độ từ các cấp lãnh đạo về một chiến lược níu chân người tài về với giảng đường sư phạm, giữ chân người giỏi ở lại với bục giảng!

4. Dạy và dỗ một đứa trẻ nên vóc dáng, hình hài, trí tuệ, nhân cách là một trọng trách lớn lao mà gia đình và xã hội đang đặt trọn trên vai thầy cô.

Giáo dục trong nhà trường cần lắm sự thấu hiểu, đồng hành từ gia đình và xã hội để mỗi bài học thú vị, ý nghĩa từ lớp học không bị chao nghiêng bởi sự va đập trái ngược từ thực tế.

Và để phương pháp giáo dục, uốn nắn của thầy cô bớt đổi lấy "đá tảng" ném chan chát bởi sự quy chụp rằng bất kỳ lời trách phạt nào cũng là xúc phạm nhân phẩm người học, xâm phạm thân thể người học.

Hãy đồng hành và kết nối chất lượng với giáo viên ở lớp để nắm chắc tình hình con em, góp ý chân tình về phương pháp giáo dục, sẵn sàng đối thoại mỗi lúc gặp vướng mắc trong giáo dục trẻ.

Mong một bức tranh tươi sáng
Mong lắm thay những tín hiệu tích cực từ môi trường học đường về tình thầy nghĩa trò, về tình bạn đẹp tươi, về muôn mảnh ghép rạng rỡ từ gương sáng thầy trò thắm tô bức tranh giáo dục xứng đáng với mỹ từ "thân thiện" và "hạnh phúc".
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên