Năm 2025, lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp. Do đó, kỳ thi dự kiến có nhiều điểm mới.
Đề thi tốt nghiệp THPT có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hóa
Về định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - dự kiến tất cả thí sinh (gồm thí sinh tự do) đều có thể đăng ký trực tuyến.
Mỗi thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, như vậy sẽ có 36 tổ hợp xét tuyển, thêm thuận lợi cho thí sinh.
Đề thi có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hóa. Việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học theo tỉ lệ 50-50.
Ngân hàng đề thi sẽ theo hướng mở, vận chuyển đề thi dự kiến có thêm phương án qua Ban Cơ yếu Chính phủ. Việc thanh tra, kiểm tra cũng sẽ được thực hiện theo phương án mới.
Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vẫn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi, nhưng không quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp.
Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới nên các địa phương đã chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng khi có Quy chế, hướng dẫn tổ chức thi từ Bộ GDĐT.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhưng tựu chung lại giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
“Chúng ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia kỳ thi, không để thí sinh nào vì điều kiện kinh tế hay đi lại không thể dự thi. Càng ở các địa phương khó khăn, càng cho thấy sự chăm lo của toàn xã hội cho kỳ thi” - Thứ trưởng nói, đồng thời khẳng định, cả giai đoạn vừa qua, các thầy cô giáo, tất cả lực lượng đã vì học sinh mà tạo các điều kiện thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, thứ trưởng thẳng thắn đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 ở các khâu ra đề, in sao đề thi, coi thi… Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.
Đồng thời, đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, với yêu cầu tổ chức kỳ thi theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh.
Đề thi tốt nghiệp THPT có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hóa
Về định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - dự kiến tất cả thí sinh (gồm thí sinh tự do) đều có thể đăng ký trực tuyến.
Mỗi thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, như vậy sẽ có 36 tổ hợp xét tuyển, thêm thuận lợi cho thí sinh.
Đề thi có cấu trúc định dạng mới, tăng cường độ phân hóa. Việc xét công nhận tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học theo tỉ lệ 50-50.
Ngân hàng đề thi sẽ theo hướng mở, vận chuyển đề thi dự kiến có thêm phương án qua Ban Cơ yếu Chính phủ. Việc thanh tra, kiểm tra cũng sẽ được thực hiện theo phương án mới.
Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vẫn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi, nhưng không quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp.
Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới nên các địa phương đã chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực để sẵn sàng đáp ứng khi có Quy chế, hướng dẫn tổ chức thi từ Bộ GDĐT.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT là công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm nhưng tựu chung lại giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
“Chúng ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham gia kỳ thi, không để thí sinh nào vì điều kiện kinh tế hay đi lại không thể dự thi. Càng ở các địa phương khó khăn, càng cho thấy sự chăm lo của toàn xã hội cho kỳ thi” - Thứ trưởng nói, đồng thời khẳng định, cả giai đoạn vừa qua, các thầy cô giáo, tất cả lực lượng đã vì học sinh mà tạo các điều kiện thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, thứ trưởng thẳng thắn đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 ở các khâu ra đề, in sao đề thi, coi thi… Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.
Đồng thời, đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 37 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, với yêu cầu tổ chức kỳ thi theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí, ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh.