- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, Cúm A/H1pdm được xem là một dạng cúm mùa, có khả năng lây lan, trở thành dịch bệnh.
Liên quan đến ca bệnh tử vong do Cúm A/H1pdm, ngày 23.10, ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế Bình Định - cho biết, đây là ca bệnh đơn lẻ. Cúm A/H1pdm là một dạng cúm mùa nhưng không thuộc type nguy hiểm. Tuy nhiên đơn vị cũng đã cho theo dõi, giám sát dịch tễ.
Cùng ngày, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, hằng năm, đều có bệnh nhân mắc Cúm A/H1pdm, đây được xem là một dạng cúm mùa. Đối với những người mắc bệnh nền, miễn dịch yếu, khi mắc Cúm A/H1pdm thì có thể tiến triển nặng, nguy cơ tử vong.
"Từ đầu năm đến nay, Bình Định phát hiện 3 ca mắc Cúm A/H1pdm. Ca tử vong vừa rồi là do bệnh đã quá nặng, biến chứng, sốc nhiễm trùng nên bệnh nhân không qua khỏi.
Loại virus cúm này cũng có khả năng lây lan nhanh, trở thành dịch bệnh lớn. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đối với loại cúm này đã tương đối nhiều. Các trường hợp mắc cúm thì tình trạng bệnh cũng nhẹ", ông Truyền nói.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định khuyến cáo: "Đây là dịch bệnh lây từ người sang người và từ động vật sang người, nên khi phát hiện ca bệnh thì phải kiểm tra, giám sát các ổ dịch, xử lý vệ sinh môi trường để tránh lây lan.
Để phòng ngừa với loại cúm này thì phải tăng sức đề kháng của bản thân và tiêm vắc xin cúm mùa hằng năm. Các biện pháp phòng tránh như: Đeo khẩu trang khi tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, vệ sinh cá nhân...".
Như Lao Động đã đưa tin, lúc 23h42 ngày 13.10, ông Trần Văn T (SN 1973, trú thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh) có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều nên được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh khám.
Tại đây, ông T được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày/rối loạn tiền đình, viêm phế quản. Đến 18h ngày 16.10, ông T tiên lượng nặng nên được chuyển lên tuyến trên.
Đến 5h40 ngày 17.10, ông T được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định chẩn đoán bị viêm phổi do virus. Lúc 18h ngày 17.10, ông T hôn mê sâu, thở máy; da nổi vân tím, phổi ít ran ẩm nổ 2 bên; nhịp tim xu hướng chậm dần, huyết áp không đo được. Đến 18h15 ngày 17.10, ông T được người nhà xin về và tử vong tại nhà.
Liên quan đến ca bệnh tử vong do Cúm A/H1pdm, ngày 23.10, ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế Bình Định - cho biết, đây là ca bệnh đơn lẻ. Cúm A/H1pdm là một dạng cúm mùa nhưng không thuộc type nguy hiểm. Tuy nhiên đơn vị cũng đã cho theo dõi, giám sát dịch tễ.
Cùng ngày, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, hằng năm, đều có bệnh nhân mắc Cúm A/H1pdm, đây được xem là một dạng cúm mùa. Đối với những người mắc bệnh nền, miễn dịch yếu, khi mắc Cúm A/H1pdm thì có thể tiến triển nặng, nguy cơ tử vong.
"Từ đầu năm đến nay, Bình Định phát hiện 3 ca mắc Cúm A/H1pdm. Ca tử vong vừa rồi là do bệnh đã quá nặng, biến chứng, sốc nhiễm trùng nên bệnh nhân không qua khỏi.
Loại virus cúm này cũng có khả năng lây lan nhanh, trở thành dịch bệnh lớn. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đối với loại cúm này đã tương đối nhiều. Các trường hợp mắc cúm thì tình trạng bệnh cũng nhẹ", ông Truyền nói.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định khuyến cáo: "Đây là dịch bệnh lây từ người sang người và từ động vật sang người, nên khi phát hiện ca bệnh thì phải kiểm tra, giám sát các ổ dịch, xử lý vệ sinh môi trường để tránh lây lan.
Để phòng ngừa với loại cúm này thì phải tăng sức đề kháng của bản thân và tiêm vắc xin cúm mùa hằng năm. Các biện pháp phòng tránh như: Đeo khẩu trang khi tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, vệ sinh cá nhân...".
Như Lao Động đã đưa tin, lúc 23h42 ngày 13.10, ông Trần Văn T (SN 1973, trú thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh) có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều nên được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh khám.
Tại đây, ông T được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày/rối loạn tiền đình, viêm phế quản. Đến 18h ngày 16.10, ông T tiên lượng nặng nên được chuyển lên tuyến trên.
Đến 5h40 ngày 17.10, ông T được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định chẩn đoán bị viêm phổi do virus. Lúc 18h ngày 17.10, ông T hôn mê sâu, thở máy; da nổi vân tím, phổi ít ran ẩm nổ 2 bên; nhịp tim xu hướng chậm dần, huyết áp không đo được. Đến 18h15 ngày 17.10, ông T được người nhà xin về và tử vong tại nhà.