Thống kê

Mới nhất Chủ đề mới Tài nguyên mới Trả lời nhiều Tương tác nhiều Xem nhiều

Bài tập hoá 8 (Ngày 02/07/2021)

  • Thread starter Thread starter Minh Đăng
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
  • Trả lời Trả lời 6
  • Xem Xem 2K
13/2/21
314
1,086
Bến Tre
VND
0
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H_2SO_4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H_2SO_4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
 
BÀI LÀM
Ta có:
-Cốc A đựng dd HCl và cốc B đựng dd H_2SO_4 loãng, đặt A và B lên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng
\Rightarrow m_{ddHCl}=m_{ddH_2SO_4(loãng)}
Ta có:
+m_{Fe}=11,2(g);m_{Al}=m(g) (1)
+m_{ddHCl}=m_{ddH_2SO_4(loãng)} (2) mà Fe và Al tan hoàn toàn trong HCl và H_2SO_4, cân ở vị trí cân bằng\Rightarrow m_{ddHCl+Fe}=m_{ddH_2SO_4(loãng)+Al} (3)
-Từ (1),(2) (3) Suy ra:
m_{Fe}=m_{Al}=m=11,2(g)
 
Bài làm:
Ta có: Số mol Fe là: n _ { Fe }=\frac{11,2}{56}=0,2(mol)
Mà: Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng nên số mol của Fe và Al bằng nhau
n_{Al}=n_{Fe}=0,2 mol
=>Khối lượng Al là: m_{Al}=0,2.27=5,4g
 
BÀI LÀM
Gọi số mol Al là a.
Số mol của 11,2g Fe: n_{Fe} = \frac{11,2}{56} = 0,2(mol).
Ở cốc A:
Phương trình hoá học:
Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2\uparrow
0,2 ___________ \to ___________ 0,2 (mol)
\impliesKhối lượng cốc A:
m_A = m_{Fe} - m_{H_2} = 11,2 - 0,2 . 2 = 11,2 - 0,4 = 10,8(g).
Ở cốc B:
Phương trình hoá học:
2Al + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3H_2\uparrow
a __________________ \to _______________ 1,5a (mol)
\impliesKhối lượng cốc B:
m_{B} = m_{Al} - m_{H_2} = 27a - 1,5a . 2 = 24a(g).
Theo đề ta có: khi Fe, Al tan hoàn toàn cân ở vị trí thăng bằng nên:
m_A = m_B
10,8 = 24a
\impliesa = 0,45(mol).
\impliesKhối lượng Al: m_{Al} = 0,45 . 27 = 12,15(g).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nhà sách online

Payeer

Hệ sinh thái

Vi tính Gia Nghi Diễn đàn sinh học Hóa học và KHTN My Family Blog's Thiep Ảnh lưu niệm

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên