Hóa học & KHTN

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 1K

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý

Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.​

line-center.jpg

thuan.jpg

Nhân việc đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề "thi trắc nghiệm" tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, thời gian gần đây câu chuyện thi trắc nghiệm môn Toán lại được mang ra "mổ xẻ".
Là một giáo viên dạy môn Toán, rất yêu nghề, tâm huyết với nghề, hiện tôi vẫn đang rất bối rối không biết phải dạy như thế nào để các em đạt kết quả thi cao.
Mục tiêu lớn nhất của môn Toán là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, trình bày có quy trình, làm việc có đầu có đuôi, chính xác thì việc thi trắc nghiệm lại chỉ đề cao kết quả cuối cùng.
Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp trung học phổ thông lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển.
Thi trắc nghiệm chỉ là sàng thô. Nhiều người vẫn nói rằng tại sao ở bậc phổ thông học sinh phải học tích phân, vi phân. Nhưng nếu không học như vậy thì khi học đại học về ngành kỹ thuật, kinh tế sẽ không thể học được.
Nhất là khối ngành kinh tế, cần học về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi môn, hay xác suất thống kê... Nếu luyện thi theo kiểu nhận dạng, các thầy cô cũng sẽ biết cách đối phó để luyện thi để ra kết quả đúng hay không, nhưng lại không hiểu được bản chất.
Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên.
Còn đối với các thầy cô giáo những cụm từ “lời giải hay, độc đáo, thông minh…”; “Đề ra hay, độc đáo”… không bao giờ được nhắc tới nữa.
Những bài tập hay, đòi hỏi tính suy luận cao không ai đưa vào dạy nữa vì học sinh không có hứng học. Học sinh chỉ học cách đi đến kết quả nhanh nhất dù bằng bất kỳ mánh khóe.
Theo tôi, không nên vì sự tiện lợi của hình thức thi trắc nghiệm mà làm hỏng cả quá trình học về lâu về dài. Còn bạn thấy thế nào với hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán?
 

Phần mềm thông dụng

Bên trên