Chuyện học & chuyện đời

  • Thread starter hscabiet
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 551

hscabiet

Thành viên tiêu biểu
Platinum Member
Thành viên
12/12/19
104
90
VNĐ
1,100,000
HS Cá Biệt
Giống loài nào cũng phải học để tồn tại, thích nghi và phát triển. Ở trình độ cao, học vấn lại càng quan trọng. Học vấn giúp cho đời thêm màu sắc, hiểu biết để không lạc lõng, không tự đại, không buông xuôi. Học vấn là khả năng tự học, tự hỏi chính mình.

1. Nói là gieo, Nghe là gặt

Muôn vàn thứ để học. Những năm đầu đời, ta được dạy để tự chủ bản thân lề lối, nếp sinh hoạt, rồi học kiến thức nền tảng, lớn chút nữa học về chuyên môn, rồi khi trưởng thành học chuyên tu để phát triển một nghề nghiệp... Đi qua gần hết thời gian, mới nhận ra rèn nhân để đi trong đời mới là khó và cần nhất.

Bản chất tự nhiên con người đều thích nói hơn nghe. Vì ai cũng có bản tính muốn bộc lộ để than thân, để trình bày kiến thức, để giải tỏa những cảm xúc tức giận, để mưu cầu tình yêu và nhiều khi để chỉ trích.

Ta có thể nhận ra một người có học chính thống qua câu chuyện xã giao 5 phút. Người ấy ngồi nghe mình chăm chủ, không cướp lời ai, lời nói lại vừa đủ, rõ ý, mạch lạc, hoàn toàn thuyết phục. Từng ý người nói ra nảy nở như vườn hoa đầy sắc thơm. Chuyện công việc hay chuyện gẫu đều vui và bổ ích.

Pythagore có một câu rất đúng: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Không phải cứ học vấn uyên thâm, nói lời êm tai, đầy hào khí là chinh phục được nhân tâm. Nói ít, thận trọng, vừa đủ. Lắng nghe cẩn thận, suy nghĩ sâu xa, giữ mực tư cách tốt khiến mọi người cảm nhận được sự chân thành, họ thấy mình được quan tâm một cách đúng đắn.

Nhưng nói chuyện duyên dáng không dễ chút nào. Để có những ý tưởng, những tâm tình ôm trong lòng thì dễ, nhưng muốn bộc lộ rõ ràng, đầy đủ thì đâu đơn giản. Khiến người ta muốn nói đã khó, nói đúng điều người ta muốn nghe thì càng khó hơn.

Để có 5 phút giao thiệp ấn tượng, người học phải kinh qua nhiều trải nghiệm, phải học - đọc – đi - nghe, phải tích lũy, có tư duy để biến chuyển và áp dụng những điều đó cho bản thân mình.

2. Cả đời học đọc, học viết

Có một câu nói nổi tiếng: “Không có gì mới dưới mặt trời này”.

Ở nhà hay tại nơi làm việc, không cần quá nhiều sách nhưng nhất thiết nên sở hữu những tác phẩm kinh điển. Muốn giỏi lập luận cần đọc nhiều sách triết học, sách dạy logic, sách thuyết trình. Muốn giàu ý tưởng, hãy đọc tài liệu, sách báo ghi chép của những người khác, những sách chuyên bàn về những vấn đề, lĩnh vực liên quan.

Cuộc sống đổi thay, các công cụ phục vụ việc học tập đa dạng, lầm khi khiến người học hoang mang vì bị lẫn trong mở thông tin. Nên ngoài sách vở để học, nhất định phải có từ điển. Không chỉ học ngoại ngữ mới cần từ điển, ngay cả học chuyên môn, học nghệ thuật, học kinh doanh cũng nên có. Hiều rộng khái niệm “từ điển", đó là tập hợp những thông tin, kiến thức chính thống phục vụ cho việc tra cứu, khảo cứu. Dùng từ điển hằng ngày sẽ rèn cho người học tư duy hệ thống, mạch lạc, khoa học.

Tim-tu-lieu.jpg

Chân lý có một, sự thật có hai, cuộc sống có đúng có sai và có cái khác. Sách vở ghi chép những hữu hạn của tri thức, nhưng nếu người trí thức là một cái đầu ai đó chứa đầy chữ nghĩa trong một đống sách vở mà đã có thể dương dương tự đắc là có học vấn hơn người, rồi trích dẫn, rồi đưa ra những lý luận giáo điều, những công thức xơ cứng mà phản xét, phủ định những cách khác thì đó là hủ nho.

Vì vậy, khi đọc phải ghi chú, đọc xong phải tổng hợp. Phải thường đọc đi đọc lại các ghi chú để khi hữu dụng sẽ nhớ dùng. Hãy đọc những câu từ như nhìn một cô gái đẹp, để sau khi đọc xong không loãng trong tâm hồn bạn, mà còn vương lại một điều gì đó diễm lệ, thật sự khắc sâu.

Chuyên môn có thể khác nhau song lúc rảnh hãy dành cho việc viết: một đoạn chia sẻ, bài ngắn hoặc bài báo. Độ khó của 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết ngang nhau, song tổng hợp nhất vẫn là kỹ năng viết. Tưởng tượng, ngắm nhớ và thu hoạch tất cả những trải nghiệm vào trong vài dòng chữ, mất kỳ cùng công sức, toát mồ hôi. Lời vẫn có thể chẳng hoa mỹ, nhưng đánh sâu lạc ấn vào trí óc, vào trái tim người đọc.

3. Sự học hiện nay

Càng học càng thấy bao la. Quá nhiều thứ phải biết và không nên biết, thường trải qua mới hiểu “Giá như nên/ không nên biết điều này”.

Ngày xưa, người có trình độ như ông giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là nhân sĩ trí thức. Nói chung, họ học sâu biết nhiều hơn, có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là “thầy” như thầy giáo, thầy cãi, thầy thuốc...

Trí thức một cách chính đáng và chính thống phải có mặt ở mọi tuyến đầu của cuộc sống, ở vị trí quan trọng nhất trong xã hội, tham gia tiên phong giải quyết tích cực, trên cơ sở khoa học và thực tiễn những vấn đề, những bài toán mới, nóng và phát triển.

Ngày nay, mạng xã hội và công nghệ phát triển mạnh mẽ, mang lại bao tiện ích phục vụ cho đời sống. Mặt khác, chúng lại làm cho nhiều người hoang mang, không phân biệt được thực giả lẫn lộn. Người ta cảm thấy cô đơn trong phức tạp của sự kết nối, cảm thấy nhàm chán trước biết bao nhiêu "món ăn công nghệ”. Vì vậy, mỗi người một cách, song lối sống, cung cách làm việc cần hải hòa, rèn luyện một tư duy hệ thống, chọn lọc những điều có ích để làm bạn, gần gũi với thiên nhiên, con người.

On-bai.jpg

Cụ Huỳnh Thúc Kháng có một tư tưởng truyền đời: học cho có đạo đức, học cho có hiểu biết, học để giỏi ứng dụng. Còn Giuyn Vecnơ viết: Biết quan sát, tận dụng từng điều nhỏ nhặt quanh ta, tất có ngày đắc dụng. Học ở mọi chỗ, ở mọi người, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Học đến đâu, tổng kết thành các quy luật, hình thành nên quy tắc, xác định những quy phạm đến đó. Nhưng điều mấu chốt là tạo trong não khả năng tư duy.

Khi nào ta coi việc đi xem một buổi hòa nhạc thỉnh phòng, đọc một cuốn sách triết học hàn lâm hay viết một bài báo nhỏ là món giải trí thiết thực thì việc học tự khắc đã ngấm vào người, trưởng thành trong việc tự học.

Lúc đó, đời sống sẽ không mấy phức tạp, ta có thể nhâm nhi mỗi ngày.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên