Hóa học & KHTN

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đề xuất lùi thời gian dạy lớp 10 chương trình mới

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 741

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
Nghệ An, Vĩnh Long mong muốn lùi thời gian dạy học lớp 10 theo chương trình và sách giáo khoa mới do lo ngại không kịp chuẩn bị cơ sở vật chất, giáo viên.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 ngày 28/8, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch tỉnh Nghệ An, đề xuất thay vì dạy lớp 10 theo chương trình và sách giáo khoa mới từ năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho lùi tới năm 2025-2026.

Ông Trung cho biết do ảnh hưởng của Covid-19, Nghệ An chưa có điều kiện đảm bảo nguồn lực để chuẩn bị, nhất là chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc triển khai dạy học sách giáo khoa lớp 10 mới từ năm học 2022-2023 là rất khó đối với địa phương.

Hơn nữa, việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 mới từ năm 2025-2026 sẽ đảm bảo tính đồng bộ. "Năm nay, chúng ta bắt đầu thực hiện với lớp 6. Ba năm nữa cho thực hiện với lớp 10 sẽ phù hợp, đảm bảo chất lượng hơn", ông Trung nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu tại hội nghị ngày 28/8. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu tại hội nghị ngày 28/8. Ảnh: Báo Giáo dục thời đại

Đồng tình với đại diện tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có đánh giá các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là với khối lớp THPT.
Hiện các địa phương rất khó khăn về ngân sách đầu tư trang thiết bị để triển khai chương trình mới cùng một lúc tất cả khối lớp. Như năm học 2022-2023, có tới 6 khối lớp học theo chương trình, sách giáo khoa mới, gồm lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10. "Ngân sách đầu tư sẽ rất lớn. Tôi đề nghị Bộ đánh giá thật kỹ, có hội nghị với các địa phương để ra quyết định phù hợp", bà Thanh nói.
Ngoài vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất, bà Thanh cũng lo ngại việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để triển khai. Hoạt động này một phần trách nhiệm thuộc về địa phương nhưng một phần do sự chuẩn bị của Bộ.
Bà Thanh dẫn chứng theo kế hoạch, năm 2021, việc đào tạo đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ sẽ bao gồm các module 4, 5 và 9. Nhưng đến nay, đa số địa phương chưa thực hiện được bởi dữ liệu của Bộ trên hệ thống phần mềm chưa đủ. Hiện tại là tháng 9, việc đào tạo theo mỗi module mất ít nhất hai tháng nên khả năng cao các địa phương không thực hiện được cả ba module.
Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long cũng nhắc đến việc học sinh lớp 9 phải học tập trong điều kiện dịch bệnh phức tạp với nhiều lần phải học trực tuyến trong thời gian dài.
"Khi chúng ta đưa ra khung chương trình kiến thức cốt lõi, nền tảng là chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Năm sau, khi tiếp cận chương trình mới, liệu các em có đủ nền tảng, tự tin và sự chuyển tiếp để bắt đầu hay không?", bà Thanh đặt câu hỏi, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc thật kỹ việc triển khai chương trình mới với lớp 10 vào năm sau vì quyền lợi của học sinh.
Theo lộ trình, chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 và sách giáo khoa mới bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; 2021-2022 với lớp 2 và 6; 2022-2023 với lớp 3, 7, 10; 2023-2024 với lớp 4, 8, 11 và năm học 2024-2025 với lớp 5, 9, 12.
 

Phần mềm thông dụng

Bên trên