Hóa học & KHTN

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

BD Hóa 8 Nhận biết chất P3 - hạn cuối 23 giờ 19.08.21 (G. Nghi)

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 20
  • Xem 2K
BÀI SỬA:
Câu 157: Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
-Có thể dùng dd KOH dư tác dụng với 2 mẫu vì:
+Có kết tủa trắng xanh hóa nâu ngoài không khí=> Là dd[imath]FeCl_2[/imath]
[imath]FeCl_2 +2 KOH\rightarrow2 KCl+Fe(OH)_2\downarrow[/imath]
[imath]Fe(OH)_2 +H_2O+O_2\rightarrow Fe(OH)_3[/imath]
+Có kết tủa nâu đỏ => là dd[imath]FeCl_3[/imath]
[imath]FeCl_3 +3 KOH\rightarrow3 KCl+Fe(OH)_3\downarrow[/imath]
-Có thể dùng Cu dư vào 2 mẫu vì:
+dung dịch vàng nâu chuyển sang dung dịch lục nhạt => là dd[imath]FeCl_3[/imath]
PTHH:[imath]Cu+2FeCl_3\rightarrow 2FeCl_2+CuCl_2[/imath]
+Còn lại là dd[imath]FeCl_2[/imath]
-Có thể dùng dung dịch nước [imath]Br_2[/imath] để nhận biết 2 dung dịch muối [imath]FeCl_2,FeCl_3[/imath] vì:
+Cho nước [imath]Br_2[/imath] dư tác dụng với các mẫu thử:
+tạo dung dịch màu nâu=> dd [imath]FeCl_2[/imath]
PTHH: [imath]Br_2 + FeCl_2 \to FeBr_3 + FeCl_3[/imath]
+ không tác dụng với nước Br_2=> [imath]là ddFeCl_3[/imath]
Câu 158:
Đầu tiên dẫn qua dung dịch nước brom dư, thấy nước brom mất màu => [imath]có SO_2[/imath]
PTHH: [imath]Br_2 + SO_2 + 2H_2O \to 2HBr + H_2SO_4[/imath]
Tiếp, dẫn qua dung dịch [imath]BaCl_2[/imath], thấy xuất hiện kết tủa trắng => có[imath]SO_3[/imath]
[imath]BaCl_2 + SO_3 + H_2O \rightarrow BaSO_4 \downarrow+2HCl[/imath]
Sau đó đem sục qua nước vôi trong dư ,thấy xuất hiện kết tủa trắng => có[imath]CO_2[/imath]
Cuối cùng đem đốt cháy hoàn toàn rồi sục qua nước vôi trong lần nữa:
+Thấy xuất hiện kết tủa trắng => là CO
[imath]2CO+O_2\overset{t^o}\rightarrow 2CO_2[/imath]
[imath]CO_2+Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 +H_2O[/imath]
Câu 159: Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
Tiến hành :
-Cho 5 mẫu vào nước dư:
+ Tan trong nước=> là[imath]P_2O_5[/imath],BaO và[imath]Na_2SO_4[/imath]
[imath]P_2O_5 +3H_2O \rightarrow 2H_3PO_4[/imath]
[imath]BaO+H_2O\rightarrow Ba(OH)_2[/imath]
+không tan trong nước => là MgO và[imath]Al_2O_3[/imath]
-Cho quỳ tím vào dung dịch tạo thành của 3 mẫu tan trong nước
+Quỳ tím hóa xanh=> là dd[imath]Ba(OH)_2[/imath]=> chất ban đầu là BaO
+Quỳ tím hóa đỏ=> là dd[imath]H_3PO_4[/imath]=>chất ban đầu là[imath]P_2O_5[/imath]
+Quỳ tím không đổi màu=> Chất ban đầu là[imath]Na_2SO_4[/imath]
-Cho 2 mẫu không tan trong nước tác dụng với dd NaOH
+ Tan trong dung dịch =>là[imath]Al_2O_3[/imath]
[imath]Al_2O_3 +2NaOH \rightarrow 2NaAlO_2 +H_2O[/imath]
+Không tan trong nước => là MgO
Câu 160:
Trích mỗi chất 1 ít làm mẫu thử.
Tiến hành
- Đem cô cạn rồi đốt 4 mẫu thử và quan sát ngọn lửa:
+Đốt có ngọn lửa màu vàng=> là NaCl và [imath]NaNO_3[/imath]
+ Đốt có ngọn lửa màu tím=> là KCl và [imath]KNO_3[/imath]
- Cho dd [imath]AgNO_3[/imath] dư vào các mẫu thử đốt có ngọn lửa màu vàng
+ xuất hiện kết tủa=> là NaCl
PTHH: [imath]NaCl + AgNO_3 \to NaNO_3 + AgCl\downarrow[/imath]
+Không có hiện tượng =>là[imath]NaNO_3[/imath]
- Cho dd [imath]AgNO_3[/imath] dư vào các mẫu thử đốt có ngọn lửa màu tím
+ xuất hiện kết tủa là KCl
PTHH:[imath]KCl + AgNO_3 \to KNO_3 + AgCl\downarrow[/imath]
+ Không có hiện tượng=> là[imath]KNO_3[/imath]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Phần mềm thông dụng

Bên trên