Chồng chất những kỳ thi, giáo viên, học sinh quay cuồng dạy và học ngày đêm

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 287

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,236
7,576
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Hiện có quá nhiều kỳ thi ở bậc THPT như thi thử, thi tốt nghiệp, thi đáng giá năng lực, đánh giá tư duy… khiến cho giáo viên, học sinh dốc sức dạy và học ngày đêm. Điều này tạo ra tâm lý lo lắng, căng thẳng, áp lực cho cả thầy và trò.
Quay cuồng với việc học

Nhiều học sinh cuối cấp tâm sự, việc trực tiếp thi và chịu trách nhiệm với kết quả của kỳ thi rất áp lực. Bởi chứa đựng sự kỳ vọng rất lớn từ chính bản thân, cha mẹ và thầy cô.

Ngoài các kỳ thi thử của trường và của Sở GDĐT tỉnh, Nguyễn Vũ Hải Lân - học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang) còn dự định tham gia thi đánh giá năng lực làm kết quả xét tuyển vào trường đại học em mong muốn.

Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian tới, Hải Lân phải tăng cường độ học tập để chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng bước vào kỳ thi.


Nguyễn Vũ Hải Lân - học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Vũ Hải Lân - học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang). Ảnh: Nhân vật cung cấp© Được Lao Động cung cấp
Căng thẳng, áp lực như nhân đôi, Hải Lân luôn trong trạng thái tập trung cao độ, ôn luyện căng thẳng, quay cuồng với lịch học dày đặc để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.


“Em học trên trường cả sáng và chiều. Buổi tối, em sẽ học bài và cố gắng đi ngủ sớm, giữ cho tinh thần, tâm lý thoải mái. Những ngày kỳ thi diễn ra thì em chỉ được ngủ 4 tiếng, thời gian còn lại để ôn bài sao cho đạt kết quả tốt nhất" - Hải Lân tâm sự.

Vừa học kiến thức trên trường lại vừa đăng ký các lớp trực tuyến để học thêm, Nguyễn Khánh Linh - học sinh Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) cũng cảm thấy việc học vô cùng áp lực. Vì đang trong giai đoạn nước rút nên toàn bộ thời gian của Linh dành cho việc học và thi. Thời gian để vui chơi hoặc dành cho các nhu cầu giải trí khác rất ít.

“Gia đình không tạo nhiều áp lực, ngược lại thường xuyên động viên em, tuy nhiên, điểm số sau mỗi kỳ thi khiến em tự đặt áp lực và kỳ vọng cho chính mình. Chỉ cần thấy điểm số của kỳ thi sau thấp hơn kỳ thi trước thì tự mình phải nỗ lực nhiều hơn nữa" - Linh nói.

Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi


Thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục trực tuyến MClass (Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục trực tuyến MClass (Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp© Được Lao Động cung cấp
Thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục trực tuyến MClass (Hà Nội) chia sẻ, trước khi trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em học sinh sẽ có rất nhiều những kỳ thi và đợt kiểm tra khác. Ví dụ như: Kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ của 13 môn học, các kỳ thi khảo sát chất lượng nhà trường và Sở GDĐT tỉnh tổ chức...

Đặc biệt những năm gần đây, học sinh có xu hướng sử dụng điểm các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hay chứng chỉ ngoại ngữ làm điều kiện để xét tuyển đại học. Chính vì vậy, ngoài các kỳ thi kể trên, một số em còn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thi chứng chỉ IELTS…

Khi phải đối mặt với quá nhiều kỳ thi như vậy, theo thầy Khánh, không chỉ phía học sinh mà giáo viên cũng gặp không ít áp lực. Mỗi kỳ thi lại có nội dung, cấu trúc, tiêu chí khác nhau, nếu như chỉ dạy theo một phương pháp truyền thống thì học sinh sẽ không đủ năng lực, kiến thức để đáp ứng yêu cầu.

Bởi vậy, việc định hướng lại cách dạy và các học rất quan trọng, buộc giáo viên phải thay đổi, cập nhật thông tin, điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất cho mỗi kỳ thi.

Bên cạnh đó, nhà trường gặp khó khăn trong việc phân bố lịch học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để giảng dạy cho các em học sinh. Thời gian học chính khoá đã cố định, phải phân bổ thời gian dạy tăng cường để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh.

“Các kỳ thi có nội dung thông tin kiến thức rất rộng và đa dạng ở nhiều lĩnh vực kết hợp cả chương trình trong sách giáo khoa và thông tin thực tiễn. Để dạy học hiệu quả đòi hỏi người giáo viên liên tục cập nhật, thay đổi phương pháp dạy để tiếp cận xu hướng mới, bám sát yêu cầu ra đề của kỳ thi.

Đó là điều khó khăn và áp lực bởi thay đổi phương pháp dạy sẽ tốn rất nhiều thời gian, chất xám của người giáo viên” - thầy Khánh khẳng định.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên