Dạy thêm, học thêm nhìn từ góc độ đạo đức

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 1K

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,187
7,444
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Dạy học thêm ở ta cho thấy sự yếu kém về chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục, là giết chết sáng tạo.

Có những buổi thầy dạy thêm với mục đích cao cả cống hiến. Đó là những lớp học tình thương ban đêm trên đường phố, những lớp học trong rừng nơi biên giới xa xôi, hay lớp học tại gia của GS Dương Thiệu Tống ờ Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90 của thế kỷ trước, rồi lớp học chữ Hán của thầy Nguyễn Khắc Quỳnh và thầy Hoàng Định Da ở xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.. Nhưng cũng có rất nhiều lớp học thêm mà người dạy chỉ nhằm kiếm chác làm đến. Một kiểu dạy phản khoa học phi đạo đúc gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong xã hội.

Một kiểu ngụy biện và những chiêu thức phi đạo đức

Một số người nguy biện rằng ngay cả các nước Mỹ, Nhật vẫn còn tình trạng dạy học thêm, vậy thì ở ta chuyện đó là bình thường, có gì mà phải ầm ĩ lên. Đúng là ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật, Singapore… học sinh vẫn học thêm, song cần hiểu rằng đấy là học thêm tư nguyện, giáo dục của họ vẫn kiểm soát hoàn toàn hoạt động này. Còn ở ta học thêm là tư nguyện - bắt buộc, và hoạt động này hiện nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành giáo dục, thậm chí còn bị nó khống chế, tác oai, tác quái (nên dư luận xã hội mới gọi là "nạn day thêm" và đòi tuyên chiến với nó). Dạy học thêm của họ là biểu hiện tính năng động, mềm dẻo, đa dạng trong tổ chức quản lý giáo dục, còn ở ta hoạt động này lại cho thấy sự yếu kém của chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục. Dạy học thêm của họ là khơi nguồn cho sáng tạo, còn ở ta là giết chết sáng tạo. Có đến trăm nghìn chiêu thức không hay ho gì mà người thầy buộc học sinh phải "tự nguyện” học thêm, từ dụ đỗ, cường ép đến báo động giả. Nói thì có vẻ hài hước, nhưng chắc chắn rằng sáng kiến trong lĩnh vực này nếu được thống kê sẽ nhiều gấp bội phần sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học. Hầu như ở khắp nơi, từ thành phố, thị xã, thị trấn đến thôn quê, khắp các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 12 đều có tình trạng ở lớp thầy dạy sơ sài hoặc viện cớ chương trình nặng quá tải không đủ thời gian, rồi tăng tiết bất hợp pháp hay hợp pháp hoá công khai trong giờ chính khoá. Có thầy trên lớp vẫn dạy "nhiệt tình" nhưng không tưng hết các ngón nghề ra, mà chỉ có đi học thêm thì mới làm hết bài tập và bài thi đạt điểm cao.

Trước đây thầy dạy võ giữ miếng phòng thân, còn thầy dạy học bây giờ giữ miếng làm cần câu cơm! Một kiểu khác có vẻ "trách nhiệm” hơn là báo động giả: Đầu năm học khảo sát chất lượng, ra đê khó, đánh đố lắt léo, học sinh không làm được bị điểm thấp, đến kỳ họp phụ huynh lên gân, báo động. Nghe điểm thi của con em mình, nhiều người hốt hoảng rồi sốt sắng đề nghị thầy cô dạy thêm. Thế nhưng cũng có một số người nghi hoặc, cảnh giác đặt câu hỏi: Tại sao cũng chính những học sinh đó, chương trình đó và cũng chính những người thầy đó đây, mới cách đây ba tháng, tổng kết cuối năm, điểm thi con em họ không tồi mà bây giờ lại tồi đến vậy.

Cần nhìn nhận một thực tế khách quan là đời sống vật chất của người thầy được nâng lên bao nhiêu nhờ dạy thêm, luyện thi thì cái nhân cách và sự kính trọng của học sinh và xã hội đối với họ càng có chiều hướng giảm đi bấy nhiêu. Tiên tăng, đạo đức suy giảm, một tỉ lệ nghịch. Có lẽ chỉ những những người trong cuộc mới cảm nhận hết vị mặn chát của thứ trái lạ này ?

Mất đoàn kết và chia rẽ nội bộ

Dạy thêm còn gây nên tình trạng mất đoàn kết, chia bè phái trong nội bộ các trường học. Những trường nào mà giáo viên dạy thêm nhiều, học sinh phải học thêm nhiều thì mức độ mất đoàn kết càng trầm trọng. Đây là vấn đề nhạy cảm, lại được cho là chuyện nội bộ nên mọi người thường né tránh, ít công khai thừa nhận. Nhìn bề ngoài có vẻ bình yên, cuối năm học các trường vẫn có tổng kết, liên hoan, tuyên dương, khen thưởng, nâng cốc chúc mừng, nhưng bên trong đã có sóng ngầm. Cái tình, cái nghĩa giữa con người với nhau không còn được như trước nữa. Một sự phân hoá rõ rệt mà ngay cả học sinh vẫn cảm nhận được giữa chính những người thầy trực tiếp giảng dạy mình. Trong một tổ bộ môn (những môn dạy thêm nhiều) cũng có sự phân liệt rất lớn. Họ cạnh tranh, giành giật, thậm chí có những lời không hay về đồng nghiệp trước mặt học sinh.

Cơ chế quản lý giáo dục bất cập, lạc hậu, cùng với áp lực thi cử nặng nề và căn bệnh thành tích đã vô tình dung dưỡng những "quí tử" này. Bản thân họ cũng thường chỉ trích, lên án những yếu kém của giáo dục hiện nay, nhưng lại không xắn tay làm điều gì gỡ rối cho giáo dục, mà làm ngược lại. Họ rất tài trong khai thác đầy tài năng những kẽ hở của cơ chế quản lý giáo dục và những hạn chế trong chương trình, thi cử để phục vụ tối đa việc dạy thêm. Đấy là một kiểu giáo dục “phi đạo đức”. Đội ngũ này đang là trở lực không nhỏ trong đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông. Hiện trạng này cũng tác động lớn tới những giáo viên trẻ vừa mới ra trường. Lúc đầu những người thầy trẻ tuổi bị hẫng, bởi trong suy nghĩ của họ, những đồng nghiệp đáng kính lẽ ra phải khác, nhưng khi đã hiểu ra rồi thì một số bắt nhịp rất nhanh và xem ra sức tàn phá của lớp người này cũng đầy hứa hẹn, không kém lớp người đi trước. Vừa mới ra trường, lúc đầu những người thầy trẻ tuổi bị hẫng, bởi trong suy nghĩ của họ, những đồng nghiệp đáng kính lẽ ra phải khác, nhưng khi đã hiểu ra rồi thì một số bắt nhịp rất nhanh và xem ra sức tàn phá của lớp người này cũng đầy hứa hẹn, không kém lớp người đi trước.

Lối thoát

Để hạn chế thực trạng này, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. Trước hết cần thay đổi nhân thức, quan niệm học tập: Học để chiếm lĩnh, sáng tạo tri thức, học để làm người chứ không chỉ đơn giản học để thi. Thi chỉ là phương tiện đánh giá kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện. Có nhận thức được như vậy, người học mới nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng tự học của bản thân. Sai lầm của giáo dục phổ thông nước ta kéo dài hơn hai thập kỷ qua là lấy phương tiện làm mục đích nên những người thầy bất chính mới khai thác triệt để chỗ yếu này. Ngành giáo dục cần nhanh chóng cải tiến một cách hiệu quả các kỳ thi, từ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT đến kỳ thi Đại học, tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về phương pháp tự học. Đặc biệt là cơ chế quản lý giáo dục và chính sách tiền lương thay đổi để làm thế nào người thầy không muốn (tức giải quyết thoả đáng vấn đề tiền bạc) và không thể (tức những ràng buộc về đạo đức và pháp lý) dạy thêm bừaa bãi như hiện nay.
ST
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên