8 nguy cơ sức khỏe nếu ngủ không đủ giấc

  • Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu
  • Trả lời 0
  • Xem 169

Master

Đầy tớ nhân dân
Nhân viên
Quản lý
12/12/19
3,208
7,486
Bến Tre
gianghi.net
VNĐ
140,012
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn trầm cảm, béo phì, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, vấn đề về thận hay sa sút trí tuệ...

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn, tập trung tốt hơn và thường cảm thấy khỏe hơn vào ngày hôm sau. Dưới đây là 8 tác động về sức khỏe do thiếu ngủ, mất ngủ gây ra.

Trầm cảm và lo âu


Theo nghiên của Đại học Wexner (Mỹ), người bị mất ngủ mạn tính có tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn người không mắc chứng mất ngủ. Mối quan hệ giữa tâm trạng và giấc ngủ rất phức tạp và theo hai chiều, có nghĩa trầm cảm hoặc lo lắng có thể khiến giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn và thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng. Chứng mất ngủ cũng được coi là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến trầm cảm ở mọi lứa tuổi. Điều trị chứng mất ngủ có tác động tích cực đến tâm trạng, làm thuyên giảm hoặc khỏi trầm cảm.

Bệnh tiểu đường type 2

Giấc ngủ kém chất lượng hoặc thời gian ngủ ít có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém hơn ở người mắc và không mắc tiểu đường. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của Đại học Uppsala (Thụy Điển), chứng mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 lên tới 17%.

Tăng cân và béo phì

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến những thay đổi về trao đổi chất liên quan đến bệnh béo phì. Theo đó, cơ thể không nghỉ ngơi thường xuyên, thiếu ngủ có thể gây ra chứng rối loạn chuyển hóa mạn tính là nguyên nhân làm tăng cân và bệnh béo phì.

Trung tâm này đã theo dõi giấc ngủ của hơn 68.000 phụ nữ trong hơn 16 năm, cho thấy, người ngủ trung bình 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn 15% so với phụ nữ ngủ từ 5 tiếng trở lên mỗi đêm. Phụ nữ ngủ ít hơn cũng có khả năng bị tăng cân cao hơn 30% so với phụ nữ có thời gian ngủ dài hơn mỗi đêm.


Giấc ngủ kém tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ. Ảnh: Freepik
Giấc ngủ kém tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp
Tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ

Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa giấc ngủ vào danh sách các yếu tố có thể làm thay đổi, cải thiện được sức khỏe tim mạch. Giấc ngủ kém có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Cụ thể, giấc ngủ bị phân mảnh (thức giấc nhiều lần trong đêm) có thể gây hại cho tim, làm tích tụ viêm trong động mạch (các tế bào bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính tính tụ), dẫn đến xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trên và bên trong và thành động mạch). Xơ vữa động mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ.

Chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Vấn đề về thận

Theo tiến sĩ Meena Khan, Đại học Wexner (Mỹ), mất ngủ mạn tính có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ kém thường có mối liên hệ với bệnh mạn tính khác hơn là bệnh thận.

Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ

Chấn thương ở vùng hồi hải mã do ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc không xuất hiện ngay lập tức nhưng có thể xuất hiện dần dần nếu chất lượng giấc ngủ kém kéo dài. Hồi hải mã là vùng não có chức năng học hỏi và trí nhớ, tổn thương vùng não này có thể làm sa sút trí tuệ, hay quên. Thiếu ngủ làm tăng beta-amyloid, một loại protein liên quan đến bệnh Alzheimer và người có giấc ngủ ít sâu hơn có lượng protein tau lớn hơn, có liên quan đến sự tiến triển của bệnh này.

Suy giảm chức năng miễn dịch

Ngủ không đủ giấc hoặc không đủ chất lượng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng hơn. Đại học Washington (Mỹ) đã kiểm tra mẫu máu của 11 cặp song sinh và phát hiện ra rằng, cặp song sinh ngủ ít hơn có hệ thống miễn dịch suy giảm so với anh chị em ngủ đủ giấc.

Nghiên cứu khác của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cũng chỉ ra, người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm ít có khả năng tạo ra phản ứng kháng thể với vaccine viêm gan B ba liều tiêu chuẩn và có nhiều khả năng không được bảo vệ bởi vaccine hơn so với người ngủ trung bình 7 tiếng mỗi đêm. Các chức năng quan trọng của hệ thống miễn dịch (tăng trưởng và sản xuất các tế bào miễn dịch) chỉ xảy ra trong khi ngủ. Do đó ngủ đủ giấc là chìa khóa phòng nhiều bệnh tật.

Đường ruột kém khỏe mạnh

Hệ vi sinh vật đường ruột càng đa dạng càng tốt cho sức khỏe tổng thể. Theo tiến sĩ Meena Khan, thức khuya có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, làm suy yếu hệ vi sinh vật trong ruột. Nghiên cứu của Đại học Đông Nam Nova (Mỹ) cũng chỉ ra, ngủ đủ giấc thúc đẩy sự đa dạng và tăng hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột. Ngược lại, sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
 

Phần mềm thông dụng

Back
Bên trên